PVS có quý 1 tệ nhất đạt được kể từ năm 2012

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2020.

Doanh thu thuần quý 1/2020 của PVS ghi nhận hơn 3,241 tỷ đồng, giảm 21% so cùng kỳ. Kết quả hoạt động kinh doanh của dịch vụ cơ khí dầu khí và một số dịch vụ khác trong quý 1/2020 đều thấp hơn cùng kỳ. Lãi gộp của PVS thu hẹp tới 55% so cùng kỳ, thu được gần 192 tỷ đồng.

Trong kỳ mặc dù doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tài chính 110,3 tỷ đồng, tăng 136,7% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính cũng gia tăng, ở mức 34 tỷ đồng. Tuy nhiên lãi trong công ty liên quan, liên kết lại giảm tới 82,2% chỉ ghi nhận 31,9 tỷ đồng. Chính vì doanh thu giảm, cũng như không còn ghi nhận lãi từ công ty liên quan, liên kết đã làm lợi nhuận giảm mạnh 68,6% so với cùng kỳ.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 của PVS

Doanh nghiệp lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của dịch vụ cơ khí dầu khí và một số dịch vụ khác trong quý I/2020 thấp hơn cùng kỳ. Phần lãi của các công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO, FPSO) khi hợp nhất vào kết quả hợp nhất thấp hơn so với cùng kỳ.

Không những kết quả kinh doanh giảm mạnh, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính còn âm tới 1.760,9 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức âm 766,7 tỷ đồng trong quý I/2019. Chính vì hoạt động kinh doanh chính không tạo ra tiền, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 1.374 tỷ đồng làm giảm lượng tiền mặt đầu kỳ 6.949 tỷ đồng về mức 5.638 tỷ đồng.

Tiền và các khoản tương đương tiền tồn cuối quý 1/2020 đạt 5,638 tỷ đồng, tăng 5% so cùng kỳ.

Sau cùng, PVS lãi ròng hơn 111 tỷ đồng, giảm 70% so với kết quả quý 1/2019. Đây là quý 1 tệ nhất mà PVS đạt được kể từ năm 2012. Cho cả năm 2020, PVS đặt kế hoạch mang về 15,000 tỷ đồng doanh thu và 640 tỷ đồng lãi sau thuế.

Ngấm đòn giá dầu giảm

Tại thời điểm 31/3/2020, PVS có tổng tài sản 25,438 tỷ đồng, giảm 2% so với hồi đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn đang ghi nhận hơn 5,522 tỷ đồng, tăng 19%, trong đó phải thu ngắn của khách hàng chiếm 4,257 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho ở mức 1,427 tỷ đồng, tăng 12% so với hồi đầu năm.

Phiên giao dịch ngày 28/4/2020, cổ phiếu PVS giảm 300 đồng về mức 11.300 đồng/cp, hiện cổ phiếu giao dịch thấp hơn giá trị sổ sách 26.747 đồng/cp.

Gần đây, cổ phiếu hồi phục từ vùng đáy 8.500 đồng/cp lên vùng 12.000 - 12.500 đồng/cp sau đó đi ngang.

Gần đây, cổ phiếu hồi phục từ vùng đáy 8.500 đồng/cp lên vùng 12.000 - 12.500 đồng/cp sau đó đi ngang.

SSI Research đánh giá năm 2020, hoạt động kinh doanh PVS bị ảnh hưởng khi giá dầu ở mức thấp nhưng được hỗ trợ bởi các dự án đang triển khai như Sao Vàng Đại Nguyệt, Gallaf-Al Shaheen, hóa dầu Long Sơn và LNG Thị Vải.

Về dài hạn, giá dầu thấp sẽ cản trở triển vọng của PVS khi khách hàng và khách hàng tiềm năng gặp khó khăn về tài chính. Giá dầu thấp cũng có thể làm chậm lại các hoạt động khai thác dầu khí.

Đồng thời, Covid-19 có thể gây ra những tác động khó lường đối với hoạt động kinh doanh của PVS, đặc biệt là đối với các hợp đồng dịch vụ ở nước ngoài. Cụ thể, PVS có một số hợp đồng đang hoạt động tại Qatar trong khi tình hình dịch bệnh phức tạp hơn, việc sắp xếp nhân sự có thể gặp trở ngại và khả năng lợi nhuận trong các quý tới ít hơn.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/ngam-don-gia-dau-giam-pvs-da-co-quy-i-te-nhat-ke-tu-nam-2012-d74553.html

Bạn đang đọc bài viết Ngấm đòn giá dầu giảm, PVS đã có quý I tệ nhất kể từ năm 2012 tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp
Tin tức mới nhất