Định nghĩa Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu (tiếng Anh: Return on Sales – ROS) là tỉ lệ được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của nó.
Đây là chỉ tiêu kế toán phản ánh lãi gộp của doanh nghiệp, trong đó lợi nhuận được tính bằng phần trăm của doanh thu. Sức ép cạnh tranh đối với giá bán hoặc sự gia tăng chi phí tạo ra sức ép làm giảm tỷ lệ lãi gộp và ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
|
ROS là chỉ tiêu kế toán phản ánh lãi gộp của doanh nghiệp, trong đó lợi nhuận được tính bằng phần trăm của doanh thu. |
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu trực tiếp đo lường tỷ lệ phần trăm doanh thu được tạo nên từ thu nhập ròng. Nói cách khác, nó đo lường bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra ở một mức bán hàng nhất định.
Con số này cũng gián tiếp đo lường mức độ một công ty quản lý chi phí của nó tương đối so với doanh thu ròng của công ty. Đó là lý do tại sao các công ty cố gắng đạt được tỷ lệ cao hơn. Họ có thể làm điều này bằng cách tạo ra nhiều doanh thu hơn trong khi giữ chi phí không đổi hoặc giữ cho doanh thu không đổi và chi phí thấp hơn.
Cách tính ROS
ROS trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị tính là %.
Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Công thức tính tỷ số này như sau:
|
ROS sẽ lớn hơn khi công ty cắt giảm thành công chi phí và gia tăng được doanh thu. Ví dụ công ty A có 50.000 USD doanh thu và 30.000 USD chi phí có lợi nhuận ròng là 20.000 USD thì ROS là 40%. Nếu đội ngũ công ty muốn hoạt động hiệu quả hơn thì họ có thể tập trung vào việc tăng doanh số trong khi tăng chi phí hoặc tập chung vào việc giảm chi phí trong khi duy trì hoặc tăng doanh thu.
Vì sao nhà đầu tư quan tâm Tỷ lệ ROS?
Lợi nhuận/doanh thu là tỷ lệ tài chính tính toán hiệu quả của một công ty tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của nó.
Nó đo lường hiệu suất của một công ty bằng cách phân tích tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu được chuyển đổi thành lợi nhuận.
Các nhà đầu tư dựa vào tỷ lệ hiệu này bởi vì nó truyền đạt chính xác tỷ lệ phần trăm tiền mặt hoạt động của một công ty trên doanh thu của nó và cung cấp cái nhìn sâu sắc về cổ tức tiềm năng, tiềm năng tái đầu tư và khả năng trả nợ của công ty.
Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
Theo bstyle.vn