Tỷ giá USD trong nước hôm nay ngày 2/7
Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 1/7, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.115 đồng/USD và 23.295 đồng/USD.
Tới cuối phiên 1/7, BIDV và Vietinbank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.115 đồng/USD và 23.295 đồng/USD. Vietcombank: 23.110 đồng/USD và 23.290 đồng/USD. ACB: 23.130 đồng/USD và 23.280 đồng/USD.
Hôm nay ngày 2/7, Cập nhật lúc 7h35, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.235 VND/USD.
|
Tỷ giá USD tại các ngân hàng như sau:
Ngân hàng mua ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 22.950 VND
+ Ngân hàng MBBank đang mua chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.105 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang mua tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.140 VND
+ Ngân hàng Agribank, Đông Á, SCB đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.140 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng Đông Á đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.270 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.270 VND
+ Ngân hàng MaritimeBank đang bán tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.310 VND
+ Ngân hàng HSBC đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.300 VND
|
Bảng so sánh tỷ giá USD các ngân hàng trong nước ngày 2/7/2020. Nguồn: webgia.com. |
Tỷ giá USD thế giới
Đầu phiên giao dịch ngày 2/7 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 97,32 điểm.
Đầu giờ sáng, đồng USD trên thị trường quốc tế giảm sau khi Mỹ công bố nhiều số liệu lạc quan bất ngờ, đi ngược lại với tình hình u ám của đại dịch Covid-19.
Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế khu vực châu Âu và Trung Quốc cũng khiến cho đồng USD giảm so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác.
Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, nước này ghi nhận có gần 2,4 triệu công việc khu vực tư nhân được tạo ra trong tháng 6, thấp hơn một chút so với dự báo nhưng con số điều của tháng 5 rất tích cực (ở mức 3,065 triệu việc làm). Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6 tăng hơn dự kiến.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 6 tăng lên mức 50,9 điểm từ mức 50,6 điểm của tháng 5. Nó cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hồi phục tốt sau đại dịch.
Tại châu Âu, tình hình cũng dần tốt trở lại. Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ mở cửa biên giới với 15 nước bắt đầu từ ngày 1/7 và xem xét việc điều chỉnh sau mỗi hai tuần. Đồng bảng Anh và Euro đều tăng so với USD.
Mặc dù vậy, triển vọng của nền kinh tế thế giới vẫn u ám. Làn sóng lây nhiễm thứ 2 vẫn hiển hiện. Các chuyên gia cảnh bảo, nếu không thực hiện tốt giãn cách xã hội, số nhiễm mới mỗi ngày tại Mỹ sẽ tăng lên 100.000 ca từ mức 40.000 ca như hiện nay.
Tỷ giá EUR/USD không thay đổi ở mức 1,1232, tỷ giá GBP/USD tăng 0,05% lên 1,2477, trong khi tỷ giá USD/JPY giảm 0,2% xuống 107,67.
Thị trường ngoại hối biến động trong phạm vi hẹp vào thứ Tư, khi các nhà đầu tư cảnh giác trước một số dữ liệu kinh tế được theo dõi chặt chẽ.
Doanh số bán lẻ của Đức đã tăng 13,9% trong tháng 5, dữ liệu cho thấy hôm thứ Tư, phục hồi mạnh mẽ sau khi giảm 6,5% trong tháng 4, trong khi ngành sản xuất Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn
Đồng Yên bị ảnh hưởng sau khi dữ liệu của Ngân hàng Nhật Bản cho thấy tâm lý kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ