Tỷ giá USD trong nước hôm nay ngày 11/7
Ngày 10/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.216 đồng (giảm 5 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.100 đồng (mua) và 23.280 đồng (bán).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 8/7/2020 như sau: 1 Đô la Mỹ = 23.216 VND.
|
Tỷ giá USD tại các ngân hàng như sau:
Ngân hàng mua ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 22.950 VND
+ Ngân hàng BIDV, TPBank, Vietcombank, VietinBank đang mua chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.090 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang mua tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.120 VND
+ Ngân hàng Đông Á, Sacombank, SCB, SHB đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.120 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng ACB, Đông Á, Eximbank, Kiên Long đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.260 VND
+ Ngân hàng ACB, Đông Á, Sacombank đang bán chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.260 VND
+ Ngân hàng MaritimeBank đang bán tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.310 VND
+ Ngân hàng HSBC, MBBank đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.285 VND
|
Bảng so sánh tỷ giá USD các ngân hàng trong nước ngày 11/7/2020. Nguồn: webgia.com. |
Tỷ giá USD thế giới
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giao dịch ở mức 97,3 điểm, giảm nhẹ 0,2%.
USD hiện đứng ở mức:
1 Euro đổi USD
1 bảng Anh đổi USD
Trong phiên họp gần nhất vào tháng 6, Ủy ban Thị trường mở (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, đã thể hiện rõ quan điểm sẽ duy trì lãi suất ở mức từ 0 - 0,25%/năm cho tới ít nhất năm 2022.
Fed sẽ tiếp tục mua vào hàng tỷ USD trái phiếu và các loại tài sản có giá khác để hỗ trợ thị trường tài chính, giữ vững thanh khoản trong giai đoạn khủng hoảng.
Bộ Lao động Mỹ ngày 9/7 công bố số liệu cho thấy trong tuần qua đã có thêm 1,3 triệu người lao động Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Tính trong 4 tuần qua (kết thúc vào ngày 4/7), trung bình mỗi tuần lại có 1,44 triệu người bị mất việc, tiếp tục đà đi xuống trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới từng bước mở cửa trở lại và người lao động được quay lại làm việc.
Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn nhiều so với thời điểm trước đại dịch. Ngoài ra, số liệu tính tới ngày 27/6 cho thấy vẫn còn 18 triệu người trong danh sách thất nghiệp.
Bộ Lao động Mỹ cũng cho biết trong tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã xuống còn 11,1% khi có thêm 4,8 triệu việc làm, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực khách sạn và nghỉ dưỡng, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề do các biện pháp hạn chế đối với hoạt động đi lại và các nhà hàng.
Trên thế giới, hai khu vực đưa lãi suất về âm là Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu (EU). Ngân hàng Trung ương Đan Mạch là ngân hàng đầu tiên giảm mức lãi suất xuống dưới 0% vào năm 2012.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa lãi suất âm vào tháng 6/2014, hạ lãi suất tiền gửi xuống -0,1%/năm. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã thông báo lãi suất âm vào tháng 1/2016.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ