Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Có tới 11/29 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động trên 8%/năm. Ngân hàng có lãi suất cao nhất kỳ hạn 12 tháng hiện nay là SHB với mức lãi 8,9%. Điều kiện áp dụng mức lãi suất này là khách hàng gửi trên 500 tỉ đồng và lĩnh lãi cuối kỳ.
Bám đuổi sát nút ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng là SCB niêm yết lãi suất lên tới 8,66%. Tuy nhiên, mức lãi suất cao này cũng chỉ áp dụng cho khách hàng gửi ít nhất 10 tỉ đồng. Đối với khách hàng gửi số tiền dưới 1,5 tỉ đồng thì lãi suất chỉ còn 8,45%.
Xếp ở vị trí thứ 3 là ABBANK với mức lãi suất huy động là 8,5%. Mức lãi suất này tăng từ 0,8% so với trước đó.
Nam A Bank xếp ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng là 8,3%.
VietBank và TPBank cùng niêm yết mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 8,2%. Tuy nhiên, điểm khác biệt là điều kiện được hưởng mức lãi suất ưu đãi. TPBank yêu cầu khách hàng gửi ít nhất 100 tỉ đồng và cam kết không rút trước hạn.
Có tới 4 ngân hàng cùng niêm yết lãi suất 8% là BaoVietBank, NCB, PVcomBank, VietCapitalBank. Trong đó, yêu cầu của VietCapitalBank là gửi online, PVcomBank yêu cầu khách hàng gửi ít nhất 500 tỉ đồng. Đối với khách hàng gửi dưới 500 tỉ đồng thì mức lãi suất mà PVcomBank chào mời chỉ còn 7,7% cho kỳ hạn 12 tháng.
Trong khoảng từ 7% - 7,9% có tới 13 ngân hàng thương mại niêm yết lãi suất. Trong đó, BAC A BANK, Eximbank, OceanBank công bố lãi suất ở mức 7,9%; MSB là 7,8%.
LienVietPostBank hiện đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở mức 6,9%.
Có tới 3 ngân hàng cùng “dắt tay” nhau ở vị trí cuối bảng danh sách so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất kỳ hạn 12 tháng. Agribank, Techcombank, Vietcombank niêm yết ở mức 6,8%.
|
Ảnh minh họa |
Ngân hàng nào đang trả lãi suất huy động cao nhất?
Tại Ngân hàng Bản Việt, mức lãi suất tối đa lên đến 8,9%/năm, tăng 0,2% so với thời điểm cuối tháng 8/2019, áp dụng cho các khoản tiền gửi tái tục từ 100 triệu đồng kỳ hạn 15 tháng. Cùng mức tiền gửi tối thiểu này, lãi suất lần lượt là 8,5%/năm và 8,7%/năm đối với kỳ hạn 6 và 12 tháng.
Tuy nhiên, các mức lãi suất này nằm trong chương trình ưu đãi mừng Ngày phụ nữ VN (20/10) và chỉ kéo dài từ ngày 14 đến 18/10.
Tương tự, trong khuôn khổ chương trình ưu đãi chào thu, Ngân hàng SHB áp dụng lãi suất lần lượt 8,1%/năm, 8,2%/năm và 8,3%/năm cho khách hàng cá nhân tham gia sản phẩm tiết kiệm bậc thang theo số tiền, kỳ hạn 6, 9 và 13 tháng.
Thời điểm này, một số ngân hàng tiếp tục có động thái điều chỉnh lãi suất huy động nhiều kỳ hạn.
Chẳng hạn, Ngân hàng Bắc Á đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi đến 0,2%, trong đó kỳ hạn 6 tháng tăng từ 7,3%/năm lên 7,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng từ 7,9%/năm lên 8%/năm; kỳ hạn từ 15 tháng trở lên tăng từ 7,9%/năm lên 8,1%/năm. Lãi suất huy động cao nhất tại ngân hàng này là 8,3%/năm đối với các khoản tiền gửi kỳ hạn trên 13 tháng.
Ngân hàng Techcombank ghi nhận mức tăng lãi suất cao nhất trong đợt điều chỉnh lãi suất huy động mới nhất của các ngân hàng. Theo đó, với sản phẩm tiết kiệm phổ biến là tiết kiệm Phát Lộc, khách hàng gửi tiền trực tuyến qua ATM kỳ hạn 12 tháng hoặc khách hàng trên 50 tuổi gửi tối thiểu 3 tỷ đồng kỳ hạn 15 tháng tại quầy được hưởng mức tăng lãi suất lên đến 0,4% đạt mức 7,1%/năm.
Hiện mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này là 7,4%/năm, áp dụng cho khách hàng ưu tiên gửi tiết kiệm online qua FMB/FIB (dịch vụ ngân hàng số) kỳ hạn 18 tháng.
Trong khi đó, cùng hình thức tiết kiệm này, lãi suất các kỳ hạn 19, 20 và 24 tháng giảm 0,3% còn 6,9%/năm.
Lãi suất huy động kỳ hạn 1 và 2 tháng của Ngân hàng BIDV cũng được điều chỉnh giảm 0,2% còn 4,3%/năm.
Các ông lớn "Big4" còn lại vẫn chưa có động thái điều chỉnh lãi suất huy động. Hiện mức lãi suất cao nhất trong nhóm là 7%/năm, niêm yết bởi ngân hàng BIDV và VietinBank đối với các khoản tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng.
Tương tự, ngân hàng SCB và Nam Á tiếp tục duy trì mức lãi suất tối đa lần lượt 8,76%/năm cho sản phẩm tiền gửi trực tuyến từ 10 tỉ đồng, kỳ hạn trên 13 tháng và 8,7%/năm cho khoản tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 36 tháng, không ràng buộc hạn mức tiền gửi.
Như vậy, tính đến thời điểm này, mức lãi suất tiền gửi cao nhất ghi nhận được vẫn là 9%/năm tại ngân hàng SHB, áp dụng cho khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng theo hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, kỳ hạn 13 tháng. Mức lãi suất này đã được SHB công bố từ hồi tháng 9/2019.
Trong khi đó, từ cuối quý 3/2019 đã có ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay. Cụ thể, tại ngân hàng ACB, lãi suất cho vay giảm từ 0,5 - 1% về mức 8,5 - 9,5%/năm đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, 9,5 - 10,5%/năm đối với khách hàng cá nhân. Các ngân hàng khối ngoại cũng áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi như ngân hàng Hong Leong (7,75%/năm), ShinhanBank (8%/năm), UOB (8,49%/năm)... Một số ngân hàng lãi suất cho vay hiện ở mức hai con số như HDBank (12%/năm), SCB (12,5%/năm)...
Lãi suất dự báo tiếp tục neo cao
Theo các chuyên gia của SSI, một số ngân hàng thông báo biểu lãi suất huy động tăng cao, có thể lên đến 9% nhưng thường kèm theo các điều kiện như số tiền gửi lớn, kỳ hạn dài (24-36 tháng), chỉ áp dụng với khách hàng cá nhân…nên đối tượng khách hàng được hưởng mức lãi suất cao không nhiều, thị phần huy động của các ngân hàng thương mại này cũng khá nhỏ nên diễn biến này không mang tính đại diện.
Lãi suất huy động trên thị trường 1 áp dụng với khách hàng tổ chức vẫn duy trì ở mức 4,3 - 5,5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,5 - 7,5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4 - 8,1%/năm với kỳ hạn 12 - 13 tháng.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến 4.10.2019, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8,95% kể từ đầu năm đến nay. Đây là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây và còn cách rất xa hạn mức tăng trưởng 14% của cả năm. Nhu cầu huy động tiền gửi để hỗ trợ giải ngân tín dụng trong quý IV/2019 và đáp ứng những yêu cầu về an toàn vốn cao hơn trong năm 2020 sẽ khiến cho mặt bằng lãi suất vẫn duy trì ở mức cao.
Theo Thu Hoài/Thời Báo Chứng Khoán