Lãi suất cao hơn đi vay, vì sao DN vẫn chọn phát hành trái phiếu?

Theo SKCĐ 17:21 09/09/2019

Lãi suất cao hơn đi vay, vì sao doanh nghiệp vẫn chọn phát hành trái phiếu, mặc dù lãi suất phát hành trái phiếu có thể cao hơn và rủi ro nhiều hơn?

Để bổ sung nguồn vốn trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án phát hành trái phiếu.

So với khi doanh nghiệp đi vay ngân hàng, lãi suất phát hành trái phiếu có thể cao hơn do rủi ro nhiều hơn, nhưng các doanh nghiệp vẫn lựa chọn phương pháp phát hành trái phiếu thay vì phát hành cổ phiếu hay đi vay ngân hàng. Tại sao vậy?

Tại sao doanh nghiệp chọn phát hành trái phiếu thay vì vay ngân hàng?

Theo ông Trần Minh Hoàng - Chuyên viên phân tích VCBS, bên cạnh lãi suất (coupon) còn phải xét đến chi phí phát hành. Chi phí này sẽ biến động rất khác nhau tùy theo hình thức phát hành và chi phí tư vấn.

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp nhất với lợi ích của chính doanh nghiệp đó tại một thời điểm xác định thay vì chỉ đơn thuần dựa vào yếu tố lãi suất. Vì rất khó để chỉ căn cứ vào lãi suất và đi đến kết luận là “đắt” hay “rẻ” so với đi vay ngân hàng.

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp nhất với lợi ích của chính doanh nghiệp đó tại một thời điểm xác định mà không nhất thiết phải đi vay ngân hàng.

Ông Hoàng cho hay, so với việc đi vay ngân hàng, một số ưu điểm của phát hành trái phiếu có thể kể đến như:

Doanh nghiệp sẽ được giải ngân ngay và toàn bộ thay vì việc giải ngân có lộ trình từng đợt. Như vậy, doanh nghiệp huy động được tiền từ trái phiếu sẽ chủ động nguồn vốn hơn trong khi các doanh nghiệp đi vay ngân hàng khi muốn giải ngân phải giải trình cụ thể, chờ đợi ngân hàng phê duyệt và trong không ít trường hợp, khi tín dụng được giải ngân thì cơ hội kinh doanh đã đi qua.

Với một số trường hợp, đặc biệt là khi lãi suất thấp, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất cố định để tận dụng nguồn vốn với chi phí thấp. Trong khi đối với hình thức đi vay ngân hàng thông thường, lãi suất thường là thả nổi và sẽ được rà soát thay đổi định kỳ.

Rủi ro

Đối với việc huy động vốn bằng cổ phiếu, hình thức này không phải lúc nào cũng khả thi, và còn chịu biến động, rủi ro của thị trường. Thêm nữa, nguồn vốn huy động từ hình thức này đôi khi chưa thể sinh lời ngay, gây áp lực lên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS). Cuối cùng là tỷ lệ đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp sẽ cố gắng đạt được tỷ lệ tối ưu nhất có thể. Điều này sẽ tác động trực tiếp lên quyết định việc doanh nghiệp muốn huy động vốn theo hình thức nào.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu liên tục giảm, cơ hội đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc được chính phủ bảo lãnh cũng vì thế mà bị thu hẹp. Do đó, các nhà đầu tư sẽ để ý đến các kênh đầu tư khác nhiều hơn. Mặc dù mặt bằng lãi suất chung hiện giờ là tương đối thấp, nhưng các tổ chức tín dụng vẫn có thể có được mức lợi nhuận hợp lý ở mức 3-5% cộng với lãi suất huy động 12 tháng.

Tuy nhiên, ông Hoàng lưu ý rằng, tính thanh khoản và độ minh bạch thấp vẫn là những điểm yếu khiến nhà đầu tư thận trọng đối với loại hình trái phiếu doanh nghiệp.

Trong năm 2014, một số doanh nghiệp lớn đang trong kế hoạch phát hành trái phiếu như CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE: IJC) có kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 1,000 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm để bổ sung vốn cho 2 dự án mở rộng là Sunflower và Prince Town.

Hay CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) cũng hoàn tất đợt chào bán 1,000 trái phiếu doanh nghiệp năm 2014 với mệnh giá 1 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12% cho kỳ tính lãi đầu tiên. Cũng với khối lượng tương đương, CTCP Tập Đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) sẽ phát hành 980 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ năm 2014 với kỳ hạn 3 năm và là trái phiếu không có tài sản đảm bảo.

CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) chọn hình thức tái cơ cấu tài chính công ty thông qua việc phát hành trái phiếu 500 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm.

Các chuyên gia cũng nhận định, không chỉ với ngân hàng, mức lãi suất cao của trái phiếu cũng sẽ là một sức ép lớn cho các doanh nghiệp ngành khác, bởi khi đưa ra một mức lãi suất cao đồng nghĩa với việc chi phí tài chính của doanh nghiệp đó sẽ bị đội lên đáng kể.

Nếu doanh nghiệp không tìm kiếm được lợi nhuận để bù đắp thì gánh nặng tài chính này sẽ khiến đơn vị phát hành rơi vào "điểm chết".

Đối với các doanh nghiệp nhà nước còn tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến cả nền kinh tế như: hiện tượng chèn lấn nợ với doanh nghiệp tư nhân gia tăng, chi phí vốn xã hội tăng…

Bạn đang đọc bài viết Lãi suất cao hơn đi vay, vì sao DN vẫn chọn phát hành trái phiếu? tại chuyên mục Chứng khoán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Chứng khoán
Cơ quan công an vừa đề nghị truy tố 4 bị can về tội danh 'Thao túng thị trường chứng khoán' đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA).
Tin tức mới nhất