IPO là gì?
IPO (Initial Public Offering) là tên viết tắt cho thuật ngữ Phát hành lần đầu ra công chúng. Đây là thuật ngữ giải nghĩa cho hành động chào bán chứng khoán, tung cổ phiếu lên sàn lần đầu tiên cho công chúng. Có thể nói IPO là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết khi một Công ty Cổ phần mong muốn đưa cổ phiếu của Công ty lên sàn.
|
Chỉ lần phát hành cổ phiếu đầu tiên mới được gọi là IPO. |
Việc huy động vốn có thể là phát hành nợ hoặc cổ phần bằng cách bán cổ phiếu Công ty trên sàn chứng khoán. Chỉ lần phát hành cổ phiếu đầu tiên mới được gọi là IPO.
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu mối quan hệ giữa IPO và 2 loại hình Công ty chính hiện nay là: Công ty tư nhân và Công ty đại chúng.
Công ty tư nhân là loại hình Công ty có ít hoặc không có cổ đông, chỉ có 1 chủ sở hữu chính và không lộ quá nhiều về cấu thành vốn, cổ phần của các cổ đông trong Công ty. Do vậy các Công ty tư nhân hiện nay đều là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có nguồn vốn thấp, kinh doanh trong phạm vi hẹp. Theo luật pháp nước ta, một cá nhân khi có một số tiền đủ để điều hành một hoạt động kinh doanh thì có thể nộp đơn xin giấy phép kinh doanh và thành lập Công ty cũng như thực hiện báo cáo thường niên, nộp thuế thu nhập định kì cho Nhà nước.
Đối với loại hình Công ty này, khi muốn sở hữu một lượng Cổ phần bạn có thể liên hệ, tiếp cận người chủ sỡ hữu và ngỏ ý muốn góp vốn, thông qua mục đích hỗ trợ đầu tư.
Công ty đại chúng là những doanh nghiệp đã có ít nhất một phần vốn đã bán cho công chứng thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Nếu số cổ đông trong Công ty tư nhân rất hạn chế hoặc hầu như không có, thì công ty đại chúng lại trao cho cổ đông số lượng lớn cổ phần. Chính vì điều này, các Công ty đại chúng thường có giá trị vốn rất lớn, phạm vi kinh doanh rộng và xây dựng rất nhiều nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt trong việc phân chia lợi nhuận. Các Công ty đại chúng đều cần có một Ban quản trị để cùng đưa ra những quyết định, kiến nghị thay đổi, thúc đẩy Công ty cũng như theo dõi báo cáo thông tin tài chính thường xuyên.
Sau khi đưa vào hình thức cổ phần hóa, những Công ty đại chúng này sẽ bắt đầu đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch, công bố rộng rãi trên thị trường mở như một loại hàng hóa phổ biến để bất cứ ai cũng có khả năng đầu tư vào công ty thông qua số lượng cổ phiếu mua vào. Những Công ty này đều được quản lý các hoạt động mua bán cổ phần, cổ phiếu thông qua Ủy Ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch, tại Mỹ bộ phận này được gọi là SEC.
Như vậy, trước khi IPO, công ty được coi là tư nhân, với số lượng ít cổ đông được tạo thành chủ yếu từ các nhà đầu tư sớm (như người sáng lập, gia đình, bạn bè, nhà đầu tư cá nhân v/v…) và các nhà đầu tư chuyên nghiệp (nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần).
Lý do thực hiện IPO
Có thể nói gia tăng nguồn vốn cho Công ty luôn là việc làm cần thiết để các Công ty có thể mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển hoạt động kinh doanh, đẩy nhanh nguồn thu một cách hiệu quả hơn. Phát hành, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ làm gia tăng đáng kể lượng tiền mặt, lượng vốn và mở ra nhiều cơ hội tài chính cho các doanh nghiệp.
Từ sau khi quyết định thực IPO, mỗi khi thị trường có nhu cầu các Công ty này sẽ phát hành thêm cổ phiếu. Đây cũng là hình thức mà các Công ty lớn sáp nhập, mua lại các Công ty nhỏ lẻ bằng việc tận dụng mua bán cổ phiếu trên thị trường. Hình thức cổ phần hóa cũng giúp nhân viên trong Công ty có thể có được một lượng cổ phần nhất định từ công ty.
Ưu điểm, nhược điểm của IPO
IPO có lợi gì?
Mục tiêu chính của IPO thường là huy động vốn để giúp công ty phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, IPO cũng đem lại những lợi ích khác như:
- Mở rộng và đa dạng hóa vốn chủ sở hữu
- Cho phép tiếp cận vốn nhanh và nhiều hơn với chi phí vốn thấp hơn
- Tăng tính thanh khoản
- Tăng sự hiện diện, uy tín và hình ảnh công khai của công ty, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty
- Hoạt động M&A có thể dễ dàng hơn đối với một công ty đại chúng
Nhược điểm của IPO là gì?
Bên cạnh những ưu điểm trên, IPO cũng có những mặt bất lợi như
- Việc IPO buộc công ty phải tiết lộ thông tin tài chính, kế toán, thuế và thông tin kinh doanh khác cho đối thủ
- Thị trường không chấp nhận giá IPO có thể khiến giá cổ phiếu thấp hơn ngay sau khi chào bán
- Chi phí pháp lý, kế toán và marketing tăng lên đang kể
- Nhà sáng lập sẽ mất quyền kiểm soát công ty vào tay các cổ đông mới, những người có quyền biểu quyết và kiểm soát công ty thông qua các quyết định của HĐQT.
Theo taichinh.online