|
Cổ phiếu MSH lao dốc ngay sau tin dữ
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Công ty CP May Sông Hồng (mã MSH). giảm sàn trong phiên chiều khi giới đầu tư đổ xô bán tháo. 865,100 đơn vị cổ phiếu được khớp lệnh sau giờ nghỉ trưa kéo MSH xuống mức giá kịch sàn trong ngày giao dịch 16/07. Ngày 16/07 cũng là ngày cổ phiếu này có lượng khớp lệnh kỷ lục kể từ ngày lên sàn, với trên 1.02 triệu đơn vị.
Tình trạng xuống dốc này diễn ra ngay sau khi cổ đông MSH nhận tin dữ. Đó là RTW Retailwinds - Công ty mẹ của The New York & Co, chính là một trong những đối tác lớn nhất của Công ty CP May Sông Hồng tại thị trường Mỹ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào thứ hai vừa qua.
|
Ngay khi thông tin này được công bố, cổ phiếu của May Sông Hồng MSH đã giảm sàn ngay lập tức, đóng cửa ở mức 31.750 đồng/cổ phiếu. Đến sáng ngày 17/7, mở cửa phiên giao dịch, cổ phiếu MSH tiếp tục tuột xuống giao dịch ở mức giá 29.600 đồng/cp. |
New York & Company là một trong những khách hàng truyền thống lớn nhất của May Sông Hồng, chiếm đến 25% doanh thu mảng FOB (mảng này đóng góp trên 60% tổng doanh thu) của nhà sản xuất này trong năm 2018. Ngoài ra, thị trường Mỹ cũng đóng góp đến 70% doanh thu cho May Sông Hồng trong năm này. Doanh số bình quân từ New York & Co mang về cho May Sông Hồng vào khoảng 15% tổng doanh thu mỗi năm.
Đặc biệt, trong báo cáo cập nhật mới nhất vào 31/3/2020 của MSH cho thấy công ty đang có khoản phải thu khách hàng 439 tỷ trong đó khoản phải thu của New York & Co là 166 tỷ (chiếm 37,8% khoản phải thu khách hàng và chiếm 6,7% tổng tài sản của May Sông Hồng).
Bởi thế, New York & Company đóng cửa là một thiệt hại lớn cho phía May Sông Hồng, thậm chí làm dấy lên mối lo mất trắng khoản nợ 166 tỷ đồng từ phía New York & Company, nhất là trong thời điểm ngành dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bởi đại dịch Covid-19, MSH đã cùng với gần 10 ngàn lao động này đã bước vào năm 2020 điêu đứng với một quý có lợi nhuận sụt giảm 28.7%.
Ngay khi thông tin này được công bố, cổ phiếu của May Sông Hồng MSH đã giảm sàn ngay lập tức, đóng cửa ở mức 31.750 đồng/cổ phiếu. Đến sáng ngày 17/7, mở cửa phiên giao dịch, cổ phiếu MSH tiếp tục tuột xuống giao dịch ở mức giá 29.600 đồng/cp.
|
New York & Company đóng cửa là một thiệt hại lớn cho phía May Sông Hồng, |
Sẽ còn nhiều DN phải gánh chịu khoản thua lỗ khi khách hàng quốc tế túng quẫn?
Theo tờ nhật báo lớn nhất Washington, các nhà bán lẻ như RTW Retailwinds đã bị đẩy đến bờ vực phá sản trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát dẫn đến các đơn đặt hàng tại nhà nở rộ và làm giảm doanh số tại cửa hàng.
Giám đốc điều hành của hãng, ông Sheamus Toal cho hay, môi trường bán lẻ đầy thách thức cùng với tác động của đại dịch Covid-19 đã gây ra sự khủng hoảng tài chính đáng kể cho công ty. Sàn giao dịch chứng khoán New York cũng đã đình chỉ giao dịch cổ phiếu của RTW vào tuần trước. Các ông lớn bán lẻ vốn đã bị đẩy đến bờ vực nguy cấp trước khi đại dịch Covid-19 lan rộng ra khắp nước Mỹ và nhấn chìm doanh số bán hàng.
Vụ việc lần này đã làm dấy lên sự lo ngại về một rủi ro mới đối với các nhà sản xuất hàng may mặc. Không chỉ thiếu công ăn việc làm khi mất đơn hàng trong dịch Covid-19, họ có nguy cơ phải gánh chịu những khoản thua lỗ nếu các khách hàng quốc tế rơi vào cảnh túng quẫn. Số vụ phá sản lớn đang ngày càng chồng chất – bao gồm J. Crew, Neiman Marcus và J.C. Penney.
Cuối năm 2018, Công ty CP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) cũng gặp trường hợp tương tự May Sông Hồng khi đối tác Sears Holdings nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Tại thời điểm xin phá sản, Sears thông qua một số công ty con đang đóng góp khoảng 7% doanh thu cho Dệt may Thành Công.
Công ty may phía Việt Nam cũng ghi nhận các khoản phải thu ngắn hạn trị giá 95 tỷ đồng với nhóm công ty này. Đến cuối năm 2019, giá trị 2 khoản phải thu từ nhóm khách hàng nói trên đã tăng lên hơn 100 tỷ đồng. Dệt may Thành Công cũng phải trích lập dự phòng khó đòi với 84% khoản phải thu nói trên, tương đương hơn 84 tỷ đồng.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ