Giá xăng dầu trong nước hôm nay ngày 15/11: Có thể tăng 500 đồng/lít
Theo Petrotimes, chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày hôm nay (15/11), Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá điều hành đối với mặt hàng xăng dầu kỳ điều hành từ ngày 15/11.
Dữ liệu của Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore ở chu kỳ mới có xu hướng tăng so với giá bình quân 15 ngày trước.
Cụ thể, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore ở chu kỳ mới là 69,63 USD/thùng RON 92, tăng 3% so với chu kỳ trước. Còn với xăng RON 95, mức giá bình quân là 74,94 USD/thùng, tăng 3% so với chu kỳ trước.
|
Với diễn biến như trên, trao đổi với báo chí, một doanh nghiệp kinh doanh xăng xăng dầu cho rằng, nếu cơ quan điều hành không thay đổi các mức chi, trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng ngày mai có thể tăng từ 300 – 500 đồng/lít.
Trong trường hợp cơ quan điều hành giảm trích hoặc giảm chi Quỹ bình thì giá xăng dầu có thể được bình ổn, hoặc có thể được điều chỉnh tăng thấp hơn.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng, tại kỳ điều hành ngày 31/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:
|
Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 31/10. Nguồn: Kinh tế & Tiêu dùng. |
Như vậy đây là lần thứ hai liên tiếp giá xăng dầu được điều chỉnh giảm khá sâu. Đây là sự điều chỉnh khá kịp thời theo diễn biến thị trường giá xăng dầu thế giới trong 2 tuần vừa qua, chuẩn bị sẵn sàng cho tiêu thụ xăng dầu của người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay ngày 15/11
Tính đến đầu giờ sáng ngày 15/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2020 đứng ở mức 57,00 USD/thùng, tăng 0,12 USD trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 14/11, giá dầu WTI giao tháng 1/2020 đã giảm tới 0,38 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2020 đứng ở mức 62,37 USD/thùng, tăng 0,09 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm 0,14 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/11.
Giá dầu thế giới quay đầu giảm khi những diễn biến căng thẳng xung quanh quan hệ Mỹ - Trung Quốc làm dấy lên những lo ngại về thương mại.
Các thượng nghị sĩ Mỹ nỗ lực thông qua dự luật yêu cầu chính phủ phải thường xuyên xem xét chiến lược an ninh kinh tế toàn cầu để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.
Reuters dẫn số liệu chính phủ Nhật Bản cho thấy tăng trưởng kinh tế nước này trong quý 3/2019 đã xuống thấp nhất trong năm qua. GDP Nhật Bản tăng 0,2% trong quý 3, thấp hơn so với mức dự báo 0,8% trước đó.
Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo hãng tin Reuters. Mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,4% được dự báo trước đó.
Ngoài ra, việc Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell hôm qua phát biểu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội Mỹ rằng lộ trình lãi suất của cơ quan này khó có thể thay đổi, miễn sao kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng phần nào cũng tạo áp lực lên giá dầu.
Giá dầu thế giới ngày 14/11 có xu hướng tăng nhẹ nhờ số liệu dự trữ dầu của Mỹ giảm.
Theo đó, Viện Dầu khí Mỹ (API) ngày 13/11 cho biết, dự trữ dầu thô của nước này bất ngờ giảm 541.000 thùng trong tuần tính đến ngày 8/11, trái với kỳ vọng của các nhà phân tích tăng 1,6 triệu thùng.
Trong khi đó, bình luận của một quan chức của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) rằng tăng trưởng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ thấp hơn dự kiến vào năm 2020 cũng hỗ trợ cho giá dầu đi lên.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ