Giá xăng dầu thế giới
Tính đến đầu giờ sáng ngày 6/2, theo giờ Việt Nam, Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,51% lên 57,08 USD/thùng vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam) ngày 6/2. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 5/2, giá dầu WTI giao tháng 4/2021 đã tăng 0,50 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2021 đứng ở mức 59,59 USD/thùng, tăng 0,75 USD/thùng trong phiên và đã tăng 0,36 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 5/2.
|
Giá xăng dầu hôm nay 6/2 bứt tốc, tiến sát mốc 60 USD/thùng |
Giá dầu ngày 6/2 duy trì đà tăng mạnh khi niềm tin của giới đầu tư vào triển vọng phục kinh tế toàn cầu ngày một lớn trong bối cảnh cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 có chuyển biến tích cực.
Các chương trình vắc-xin được các nước đẩy mạnh đã bước đầu cho kết quả tích cực. Dịch Covid-19 đã có dấu hiệu chững lại, thậm chí là giảm mạnh ở Mỹ.
Chốt phiên giao dịch ngày 5/2, giá dầu thô Brent tăng 0,9% lên 59,34 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 20/2 ở 59,79 USD. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,1% lên 56,85 USD. Trong phiên có lúc giá dầu WTI lên đến 57,29 USD, mức cao nhất kể từ ngày 22/1/2020.
Như vậy, phiên giao dịch ngày thứ Sáu (5/2), Giá dầu thô tăng khoảng 1% trong sau khi chạm mức cao nhất trong một năm và tiến gần mốc 60 USD/thùng nhờ hy vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế và việc tổ chức OPEC và đồng minh giảm sản lượng.
Trong tuần, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng khoảng 9%, mức tăng phần trăm lớn nhất kể từ tháng 10/2020. Đà tăng của tuần này một phần nhờ tồn kho tuần trước tại Mỹ giảm xuống thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Giá dầu Brent đã tăng khoảng 6% trong tuần.
"Giá dầu Brent đang hướng tới mốc 60 USD khi OPEC+ trong việc loại bỏ gần hết các lo ngại về nguồn cung và sự lạc quan về dịch COVID-19 được cải thiện trên toàn cầu", ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA (New York, Mỹ), cho biết.
Lần gần nhất dầu thô Brent giao dịch ở mức 60 USD/thùng, khi đại dịch vẫn chưa diễn ra, nền kinh tế mở và nhu cầu về nhiên liệu cao hơn nhiều.
Việc tung vắc-xin COVID-19 ra thị trường đã mang lại hy vọng về sự tăng trưởng nhu cầu, nhưng ngay cả những người lạc quan, chẳng hạn như OPEC vốn đưa ra dự báo về thâm hụt thị trường trong suốt năm 2021, cũng không hy vọng tiêu thụ dầu sẽ trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2022.
Sau cuộc họp ngày 3/2, theo kế hoạch, OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng 7,125 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2021 và 7,05 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2021. Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng cam kết tự nguyện cặt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và 3/2021 để duy trì sự cân bằng trên thị trường.
Việc OPEC+ tiếp tục duy trì chính sách cắt giảm sản lượng, theo giới phân tích, là dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất đang lạc quan với kế hoạch cắt giảm nguồn cung, qua đó giảm bớt lượng dầu tồn kho.
Trong tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp ngày 3/2, OPEC+ cho rằng quá trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đang được triển khai sẽ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu và cải thiện nhu cầu dầu thô.
Về phía cầu, thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 cũng giúp giá xăng dầu hôm nay vững đà tăng mạnh.
Giá xăng dầu trong nước
Chiều ngày 26/1, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 361 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 340 đồng/lít; dầu diesel 0.05S tăng 395 đồng/lít; dầu hỏa tăng 350 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 350 đồng/kg.
Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG), giá xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng E5RON92 không cao hơn 16.309 đồng/lít;
Xăng RON95-III không cao hơn 17.270 đồng/lít;
Dầu diesel 0.05S không cao hơn 13.042 đồng/lít;
Dầu hỏa không cao hơn 11.908 đồng/lít;
Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 12.622 đồng/kg.
Theo Thương hiệu & Sản phẩm