Giá dầu thế giới
Ngày 18/4 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2021 đứng ở mức 63,07 USD/thùng, giảm 0,39 USD/thùng trong phiên; trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2021 đứng ở mức 66,70 USD/thùng, giảm 0,24 USD/thùng trong phiên.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu hôm nay ghi nhận xu hướng giảm mạnh là do thị trường dầu thô lại dấy lên những lo ngại về khả năng tiêu thụ khi cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 xuất hiện nhiều tình tiết tiêu cực.
|
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Khép tuần giao dịch ở mức đỉnh 4 tháng |
Chile, quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 hàng đầu thế giới, lại đang ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng. Theo cơ sở dữ liệu Our World in Data của Đại học Oxford, tính đến 14/4, Chile có tỷ lệ tiêm chủng là 38,94 trên 100 người, chỉ sau Israel (61,58) và Anh (47,51) và vượt qua cả Mỹ (36,13). Nhưng trong tuần trước, Chile lại liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất 8.195 ca mới vào ngày 8/4 và 91.71 ca mới vào ngày 9/4.
Mặc dù có xu hướng giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần nhưng tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thô vẫn tăng tới 6% và là mức cao nhất trong 1 tháng trở lại đây.
Hàng loạt dữ liệu kinh tế tích cực được công bố cộng với những dự báo đầy lạc quan về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu đã thúc đẩy giá xăng dầu khép tuần giao dịch ở mức đỉnh 4 tháng.
Theo đó, ngay phiên giao dịch đầu tuần, thị trường dầu thô đã có phản ứng đầy tích cực với dữ liệu về hoạt động sản xuất của nền kinh tế Mỹ. Cụ thể, Chỉ số giá sản xuất tại Mỹ được ghi nhận tăng 1% trong tháng 3/2021 và kéo theo đó là mức lạm phát năm ước tính của nền kinh tế Mỹ ở mức 4,2%, mức cao nhất kể từ tháng 9/2011, và cao hơn đáng kể so với dự báo của giới chuyên gia.
Đà tăng của giá dầu tiếp tục được củng cố trong những phiên giao dịch sau đó khi các dự báo tích cực về nhu cầu tiêu thụ dầu thô liên tục được phát đi.
Xuất khẩu của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới, tăng kỷ lục trong tháng 3. Điều này đã làm gia tăng kỳ vọng hoạt động sản xuất của nền kinh tế lớn thứ 2 đang có sự phục hồi mạnh mẽ. Và điều này cũng được phản ánh vào số liệu nhập khẩu đầu thô của Trung Quốc tăng tới 21% trong tháng 3 khi các nhà máy lọc dầu của nước này đẩy mạnh hoạt động.
Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu cũng được kỳ vọng được cải thiện khi Mỹ sắp bước vào mùa hè nắng nóng, nhu cầu đi lại nhiều hơn.
Trữ lượng của các ông lớn dầu khí cũng được ghi nhận giảm mạnh trong 5 năm qua. Theo đó, các công ty dầu mỏ quốc tế lớn nhất thế giới, bao gồm Exxon, Chevron, ConocoPhillips và các ông lớn châu Âu có trữ lượng khai thác trung bình 9,5 năm tính đến cuối năm 2020, giảm 25% so với trữ lượng dầu trước khi giá dầu sụp đổ trước đó vào năm 2015, theo một lưu ý từ CitiGroup.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 14/4 nhận định tình trạng dư cung trên thị trường dầu thô đang chấm dứt. Nhận định này được IEA đưa ra dựa trên những đánh giá lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và động thái cắt giảm sản lượng khai thác của OPEC+.
Cũng trong ngày 14/4, IEA đã phát đi thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã giảm 5,9 triệu thùng, vượt xa mức dự báo giảm 2,9 triệu thùng được đưa ra trước đó. Lượng xăng tiêu thụ tại Mỹ tuần qua cũng tăng mạnh lên 8,9 triệu thùng/ngày, đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2020. Lượng xăng dự trữ chỉ tăng 309 ngàn thùng, thấp hơn nhiều mức dự báo tăng 786 ngàn thùng...
Tâm lý lạc quan của giới đầu tư vào triển vọng phục hồi kinh tế Mỹ, lợi suất trái phiếu Mỹ giảm và đồng USD ở mức thấp cũng là những tác nhân hỗ trợ tích cực giá dầu tăng.
Trong tuyên bố được đưa ra ngày 14/4, Chủ tịch FED Jerome Powell tiếp tục khẳng định triển vọng phục hồi kinh tế Mỹ là sáng sủa và việc lạm phát gia tăng trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ nới lỏng mà cơ quan này đang thực hiện.
Tính đến đầu giờ sáng ngày 16/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2021 đứng ở mức 63,41 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2021 đứng ở mức 66,94 USD/thùng.
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu cũng đang bị hạn chế đáng kể bởi diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 tại một số quốc gia và tình trạng bất ổn tiềm ẩn tại khu vực Trung Đông và ngay trong nội tại của nhiều nền kinh tế lớn, căng thẳng địa chính trị giữa các cường quốc lớn...
Diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 đã buộc chính phủ nhiều nước tiếp tục phải triển khai các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Pháp, vừng dịch lớn thứ 4 thế giới và lớn nhất châu Âu đã bắt đầu thực hiện hiện một đợt phong toả, hạn ché mới trên toàn quốc.
Căng thẳng Nga – Mỹ tiếp tục leo thang khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 15/4 đã đưa ra sắc lệnh hành pháp áp hàng loạt lệnh trừng phạt Nga để đáp trả cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử, tấn công mạng và có các hành động thù địch với Washington.
Việc Mỹ và Iran đang tiến hành đàm phán về việc nối lại thoả thuận hạt nhân cũng mở ra cơ hội cho việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran. Điều này có nghĩa, thị trường dầu thô có thể sẽ được bổ sung thêm một nguồn cung lớn thời gian tới.
Giá xăng dầu trong nước
Ngày 12/4, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 17.806 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 18.970 đồng/lít;
Giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.141 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 12.827 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 13.687 đồng/kg.
Theo Thương hiệu & Sản phẩm