Tổ chức đường quốc tế (ISO) đã đánh giá lại mức độ cân đối cung - cầu đường cho vụ 2020 - 2021 và cho rằng sẽ có mức thâm hụt 4,782 triệu tấn đường. Trong khi đó tổ chức Datagro của Brazil lại cho rằng dự báo thâm hụt chỉ khoảng 1,43 triệu tấn đường.
Tại thị trường Việt Nam, lũy kế đến cuối tháng 2/2021 toàn ngành đã ép được 3,75 tấn mía, sản xuất được 368.557 tấn đường.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) ước tính sản lượng đường của vụ 2020 - 2021 chỉ còn khoảng trên dưới 550.000 tấn và hầu như chắc chắn sản lượng mía đường vụ mía này sẽ chiếm lấy vị trí thấp kỷ lục của vụ 2019 - 2020.
|
Đường thế giới và Việt Nam tiếp nối chu kỳ tăng giá (Ảnh minh họa) |
Về tình hình sản xuất, tiêu thụ
VSSA cho biết trong tháng 2/2021 hầu hết các nhà máy của ngành đường Việt Nam đã vào vụ mía 2020 - 2021, tuy nhiên cũng có một số nhà máy đã ngừng vụ sản xuất vì hết nguyên liệu.
Lũy kế đến cuối tháng 2/2021 toàn ngành đã ép được 3,75 tấn mía sản xuất được 368.557 tấn đường. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2019 - 2020 (vốn đã là vụ ép có sản lượng thấp kỷ lục trong 19 năm của ngành đường Việt Nam) sản lượng mía ép chỉ đạt 72,3% và sản lượng đường chỉ đạt 71,3%.
VSSA ước tính sản lượng đường của vụ 2020 - 2021 chỉ còn khoảng trên dưới 550.000 tấn và hầu như chắc chắn sản lượng mía đường vụ mía 2020 - 2021 sẽ chiếm lấy vị trí thấp kỷ lục của vụ 2019 - 2020.
“Số liệu sản xuất này đã bộc lộ thiệt hại vô cùng nghiêm trọng mà ngành đường Việt Nam phải gánh chịu trước sự tàn phá của nguồn đường phá giá có nguồn gốc nhập khẩu trong nhiều năm liên tiếp, cộng với tác động của biến đổi khí hậu những năm gần đây tại các vùng sản xuất mía”, VSSA nhận định.
Về giá cả
Theo VSSA, trong tháng 2/2021 có giai đoạn nghỉ tết và giá đường vẫn giữ giá của tháng 1/2021 vào giai đoạn trước tết.
Tuy nhiên một sự kiện quan trọng đối với ngành mía đường Việt Nam đã xảy ra vào tuần thứ hai của tháng 2/2021.
Ngay sau kỳ nghỉ tết, các nhà máy đã ngay lập tức điều chỉnh tăng giá bán đường đồng thời tăng giá mua mía cho nông dân nhằm thể hiện sự chia sẻ đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích để hy vọng người nông dân quay lại với cây mía.
Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) giá (có VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau:
|
Dự báo đường tháng 3/2021
VSSA dự kiến vụ ép 2020 - 2021 của ngành đường Việt Nam sẽ cơ bản kết thúc trong tháng 3. Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu tiếp tục nhập bất chấp khủng hoảng logistic đối với đường chính ngạch và việc kiểm soát biên giới đối với đường nhập lậu.
Như vậy các nguồn cung vẫn sẵn có, do đó không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 3/2021 và tháng 4/2021 và ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu.
“Do sản lượng đường sản xuất trong nước thấp, những tháng tiếp theo thị trường sẽ phụ thuộc nhiều hơn đến nguồn cung từ đường nhập khẩu và giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới vốn có nhiều biến động khó lường”, VSSA dự báo.