|
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch Vingroup, công ty mẹ của VinFast, nói với Reuters rằng: “VinFast đang có các cuộc đối thoại với các đơn vị tư vấn trong đó có JP Morgan và Deustche Bank để hướng đến mục tiêu niêm yết cổ phiếu tại Mỹ”. Đại diện của JP Morgan và Deustche Bank đã từ chối bình luận về thông tin này.
Từ tháng 4/2021, VinFast đã công bố sẽ cân nhắc IPO tại Mỹ hoặc sáp nhập với Công ty Mua lại Mục đích Đặc biệt (SPAC) để niêm yết tại Mỹ. Trong cùng tháng, cũng theo Reuters, VinFast đang hướng đến mục tiêu được định giá khoảng 60 tỷ USD và đồng thời đã lựa chọn Credit Suisse làm bên bảo lãnh.
Theo nhiều nguồn tin, đợt IPO của VinFast có thể huy động được ít nhất 2 tỷ USD. Tuy nhiên nguồn tin mới nhất cập nhật cho hay đợt IPO này có thể bị hoãn sang quý 2/2021. Kịch bản mà VinFast muốn lựa chọn hơn chính là sáp nhập với một công ty SPAC. Thế nhưng từ đó đến nay, các cuộc đối thoại với công ty SPAC chưa có nhiều diễn biến để có thể đưa ra được thỏa thuận cụ thể hoặc mốc thời gian chính xác cho việc niêm yết.
Nguyên nhân trực tiếp của điều này chính là quy định áp dụng với các công ty SPAC tại Mỹ còn nhiều yếu tố chưa được giải quyết. Mốc thời gian cụ thể chưa được lập ra và kế hoạch của công ty có thể thay đổi.
Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) gần đây đã có quan điểm khá cứng rắn với các SPACs. Trong năm qua, các công ty SPAC vốn đã thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng và giới đầu tư. Vào tháng 4/2021, một lãnh đạo SEC cho biết cơ quan này đang xem xét kỹ càng hơn về thông tin quy định về hồ sơ và công bố thông tin của SPEC đồng thời thể hiện quan điểm lo lắng về phí, giải quyết mâu thuẫn và bồi thường cho bên tài trợ.
Khi được hỏi về lý do tại sao trì hoãn, bà Thủy cho biết công ty vẫn đang tiến hành những thủ tục cần thiết cho việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ và sẽ có thông báo sau. JP Morgan được chọn vì định chế tài chính này có nhiều kinh nghiệm với các thương vụ SPACs trong năm qua. Còn Deustche Bank đã có nhiều năm làm việc với VinFast từ trước đó.