Đáng chú ý, trong số hàng chục cá nhân liên quan, công an xác định có cả cha mẹ ruột của Nguyễn Thái Luyện và một số tổng giám đốc, giám đốc các chi nhánh của công ty này. Ngoài việc phong tỏa tài sản, cơ quan điều tra đang khẩn trương truy nguồn gốc nhà cửa, đất đai, xe cộ… của những người liên quan trong vụ án trên.
Trước đó, Công an TP HCM đã tiến hành triệu tập mời làm việc với nhiều nhân viên cấp cao, người thân của Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Alibaba để làm việc về vụ án lừa đảo hơn 6.700 khách hàng ở công ty này. Trong số những vừa bị triệu tập làm việc thì có các nhân viên cấp cao như: Võ Thị Thanh Mai (là vợ của Nguyễn Thái Luyện, cũng là Giám đốc phụ trách tài chính Công ty cổ phần địa ốc Alibaba), Huỳnh Thị Ngọc Như (Phó giám đốc phụ trách đối ngoại), Trang Chí Linh (Phó giám đốc phụ trách pháp lý),…
|
Bên cạnh đó còn có 2 người khác là ông Nguyễn Văn Huấn và bà Thái Thị Túc. 2 người này là cha mẹ ruột của 3 anh em Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi), Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi, Tổng giám đôc Công ty Alibaba) và Nguyễn Thái Lực (20 tuổi, giám đốc nhiều công ty con của Alibaba). Công an TP HCM đã có văn bản gửi đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM nhằm xác minh thông tin tài khoản của các nhân viên cấp cao, vợ, cha mẹ của Nguyễn Thái Luyện.
Hầu hết các tài khoản này có giao dịch lượng tiền lớn với Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Alibaba, với khách hàng. Những hàng động này từ Công an TP HCM nhằm phong toả ngăn chặn nhiều tài khoản ngân hàng để tránh bị tẩu tán tài sản trong vụ án mà Luyện là chủ mưu. Ngày 24/9, Công an TPHCM khởi tố bị can lệnh tạm giữ với Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngày 26/9, Công an TPHCM đã thi hành lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thái Lực, em trai chủ tịch Alibaba Nguyễn Thái Luyện.
Qua điều tra, Nguyễn Thái Luyện với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Alibaba giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu đã chỉ đạo và cùng Nguyễn Thái Lĩnh (em trai) thành lập ra Công ty Alibaba và các công ty thành viên (có quy mô hơn 2.600 nhân viên) đã thu gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích khoảng hơn 600 ha.
Sau đó phần đất này bọn chúng giao cho người thân đứng tên và tự vẽ ra 43 "dự án" không có thật tại một số tỉnh phía Nam gồm: Đồng Nai 29 "dự án"; Bà Rịa – Vũng Tàu 13 "dự án"; Bình Thuận 2 "dự án" chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… rồi tổ chức quảng cáo là đất nền dự án (đất ở) để lừa bán cho các khách hàng.
Tính đến ngày 30/6, Công ty Alibaba đã ký hợp đồng bán nền đất cho hơn 6.700 khách hàng thu 2.500 tỷ đồng. Qua điều tra xác định, các đối tượng hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi núp bóng dưới hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn theo phương thức đa cấp (sử dụng đất nền trong dự án "ma" làm mồi nhử).
Đến nay, Công an TPHCM, Công tỉnh Đồng Nai, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiếp nhận gần 1.500 cá nhân tố giác Công ty Alibaba có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
Chi tiết trên Vietnamdaily.