Ý nghĩa
Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hóa Vàng được tiến hành vào ngày mồng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng 7 Tết.
Sắm lễ
- Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).
- Trầu cau.
- Rượu.
- Đèn, nến.
- Lễ ngọt, bánh kẹo.
- Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết.
|
Lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hóa Vàng được tiến hành vào ngày mồng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng 7 Tết. |
Văn khấn tạ năm mới
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương
- Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.
Tín chủ (chúng) con là: ................................
Ngụ tại: …………………………..
Hôm nay là ngày mồng….. tháng Giêng năm Canh Tý.
Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:
Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.
Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
(Bài viết có tham khảo cuốn sách "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn Hóa Thông tin)
T.Anh (TH)/SHTT