Theo ông Trần Văn Hậu, Chủ DN tư nhân Hậu Giang, việc ngân hàng BIDV chi nhánh Sapa thực hiện định giá tài sản rồi bất ngờ mua bán qua lại tài sản của DN ông và ngừng cấp vốn dù DN đã lập nhiều phương án sản xuất kinh doanh mới trên cơ sở hạ tầng sẵn có đã khiến DN ông rơi vào đường cùng.
|
DN Tư nhân Hậu Giang cho rằng bản án phiên tòa Phúc Thẩm chưa xem xét hết các tình huống sự việc. |
“Tại thời điểm khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 dù chính phủ có những chỉ đạo hỗ trợ các ngân hàng tiến hành khoanh giãn nợ cho các DN song BIDV chi nhánh Sapa lại không tiến hành việc này dù DN chúng tôi hàng tháng vẫn trả nợ đều đặn từ 20-30 triệu đồng hàng tháng dù sản xuất gặp nhiều khó khăn. Các tài sản có giá trị của gia đình tôi đều mang đi bán để trả nợ cho ngân hàng. Vì không được vay vốn tiếp nên doanh thu lợi nhuận nhỏ nguồn trả nợ không đáp ứng được nên nhà băng đã đưa DN và nợ xấu ép chúng tôi phải bán nhà máy và tiến hành bán nợ cho ngân VAMC.”, ông Hậu cho biết.
Theo tìm hiểu, ngân hàng MHB thời điểm đó bán toàn bộ khoản nợ của DN Hậu Giang cho Công ty VAMC. Công ty quản lý nợ VAMC bán khoản nợ của DN này lại cho chính BIDV (MBH sát nhập vào BIDV) điều đáng nói là việc định giá tài sản DN đang từ 22 tỷ lại được bán lại cho BIDV với giá 6,9 tỷ đồng và sau này BIDV Sapa lại bán khoản nợ này với giá 12 tỷ cho Công ty CP Tân Trà Việt.
“VAMC áp dụng chính sách ưu việt của Nhà nước như miễn, giảm, hỗ trợ xóa nợ nên số dư nợ của DN Hậu Giang từ 11,8 tỷ xuống còn 6,9 tỷ và bán cho BIDV năm 2017. Đấy là chính sách của Nhà nước áp dụng để tháo gỡ khó khăn cho DN và nền kinh tế thời điểm khủng hoảng giai đoạn đó thì đáng ra DN chúng tôi phải được hưởng, được thông báo để có kế hoạch sản xuất kinh doanh và trả nợ phù hợp mới đúng đằng này BIDV lại đi ngược với chủ trương này khiến DN của chúng tôi rơi vào lao đao và mất nguồn vốn sản xuất kinh mới”, ông Hậu bức xúc.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Tân Trà Việt thành lập năm 2015 đến nay liên tục thay đổi đại diện pháp luật. Việc Công ty này mua nợ của DN Hậu Giang rồi bất ngờ đi bán lại cho ông Hậu là điều bi hài. “Công ty này không có năng lực tài chính song không hiểu sao BIDV Sapa vẫn bán khoản nợ của chúng tôi cho họ. Họ đã phải đi vay lãi ngoài để trả cho ngân hàng song lại bắt chúng tôi trả số lãi ngày này đó là điều vô lý. Sau này do chúng tôi không đồng ý mua lại khoản nợ đó nên Giám đốc mới của Công ty này đã khởi kiện để đòi tài sản DN chúng tôi”, chủ DN Hậu Giang cho hay.
Tại bản án phúc thẩm của UBDN tỉnh Lào Cai, DN Hậu Giang bị buộc trả cho công ty Tân Trà Việt số tiền hơn 41 tỷ đồng.
“Số tiền 41 tỷ này chúng tôi không biết các bên tính toán và lấy từ đâu ra. Khi ngân hàng đã đưa DN vào nợ xấu không có vay và đang chỉ thu nợ gốc, kết hợp các quy định của chính phủ như không phạt DN vừa và nhỏ, khoang, giãn nợ, miễn lãi phạt và rất nhiều số liệu không thống nhất tại các văn bản. Ngân hàng BIDV mua 6,9 tỷ bán lại cho Tân Trà Việt 12 tỷ và hưởng lợi 5,1 tỷ là không hợp lý vì ngân hàng không phải là đối tượng sản xuất kinh doanh trực tiếp. DN trực tiếp sử dụng vốn sản xuất kinh doanh chịu thiệt hại trực tiếp từ khủng hoảng suy thoái mới là đối tượng được thụ hưởng các chính sách ưu việt để tháo gỡ khó khăn. Đáng ra việc đó chúng tôi phải được hưởng chứ không phải là BIDV sapa”, ông Hậu bức xúc.
Theo TAND Cấp cao tại Hà Nội, thừa lệnh Chánh án, bà Đặng Thị Thơm, trưởng phòng Giám đốc, kiểm tra II đã rút hồ sơ vụ án kinh doanh thương mại do TAND tỉnh Lào Cai xét xử giữa nguyên đơn là Công ty CP Tân Trà Việt với bị đơn là ông Trần Văn Hậu – Chủ DN tư nhân Hậu Giang để nghiên cứu, Giám đốc việc xét xử.
Trong khi đó ông Hậu cho rằng, bản án phiên tòa phúc thẩm đã không xem xét thấu đáo các tình huống phát sinh mà DN Hậu Giang đã trình bày.
Hiện thời gian hoãn thi hành án của sự việc này đã hết hiệu lực. Đây cũng là lúc cần 1 bản án công tâm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội với DN tư nhân Hậu Giang. Chúng tôi tiếp tục theo dõi và thông tin sự việc này.
Nhân Nghĩa