Vinamilk đang tính toán gì với Mộc Châu Milk?

Mai Hương(T/H) 10:36 12/08/2020

Chiếu theo mức giá mua 30,000 đồng/cp, ước tính phía GTN chi ra gần 884 tỷ đồng để mua gần 29.5 triệu cp của Mộc Châu Milk.

Vinamilk tính toán gì đối với Mộc Châu Milk?

Ngày 10/08, HĐQT của CTCP GTNFoods (HOSE: GTN) đã thông qua việc mua gần 29.5 triệu cổ phần của CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, MCMI). Chiếu theo mức giá mua 30,000 đồng/cp, ước tính phía GTN chi ra gần 884 tỷ đồng để mua gần 29.5 triệu cp của Mộc Châu Milk.

Theo BCTC bán niên đã soát xét (của GTN), GTN đang sở hữu 37.98% vốn, nắm 51% quyền biểu quyết tại Mộc Châu Milk. CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) đã trở thành công ty mẹ GTN sau khi nâng sở hữu lên mức 75% trong năm 2019.

Người của VNM cũng đã tham gia vào HĐQT mới của GTN kể từ cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên (của GTN) diễn ra vào giữa tháng 2/2020. Theo đó, VNM cũng gián tiếp sở hữu Mộc Châu Milk.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) đã trở thành công ty mẹ GTN sau khi nâng sở hữu lên mức 75% trong năm 2019.

Cũng theo đánh giá của SSI, hiện công ty sữa Mộc Châu đang chiếm khoảng 9% thị phần, việc mua lại thành công Sữa Mộc Châu sẽ là một trong tiền đề quan trọng hỗ trợ tăng trưởng dài hạn của Vinamilk.

Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Vinamilk cho biết: ‘Sau khi sở hữu Mộc Châu, Vinamilk sẽ cùng xây dựng thương hiệu Mộc Châu phát triển song song với thương hiệu Vinamilk, đó là sự khác biệt của Vinamilk khi mua lại Mộc Châu”.

Bà Hương cũng khẳng định, việc sở hữu 75% cổ phần GTNFoods sẽ giúp Vinamilk mở rộng thị trường và phát triển các sản phẩm mới trong tương lai.

Theo bà Liên, thứ nhất, VNM sẽ xem xét quỹ đất tại Mộc Châu Milk và xây dựng trang trại sữa công nghệ cao (có thể là sữa hữu cơ hoặc sữa sạch GlobalGAP), khi đủ điều kiện sẽ triển khai ngay. Mộc Châu Milk hiện đang có quỹ đất rộng 200 ha, có thể chăn thả được đàn bò 4,000 con, vốn đầu tư dự kiến 1,000 tỷ đồng.

Thứ hai là nâng cấp thiết bị của nhà máy sữa Mộc Châu để đáp ứng đầu ra của đàn bò (hiện đạt 220 tấn/ngày). Khi lên 500 tấn/ngày thì nhà máy phải mở rộng. Do đó theo bà Liên, để hiệu quả thì Mộc Châu Milk sẽ phải mở rộng nhà máy trước, khi thị trường đủ lớn sẽ xây dựng nhà máy mới để đồng bộ.

Mộc Châu Milk sẽ được tập trung vào hoạt động cốt lõi của Mộc Châu Milk, do có lợi thế lớn, truyền thống phát triển và khí hậu phù hợp với đàn bò. VNM sẽ phối hợp để phát triển đàn bò lên 40-50 ngàn con. Các ngành nghề cốt lõi vẫn được duy trì, phát triển. Phía GTN cho rằng với tiềm lực của VNM sẽ đưa Mộc Châu Milk tiến xuống phía nam, như một mảnh ghép vào hệ thống.

Với hệ sinh thái gồm các công ty con như như sữa Mộc Châu, Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea), LadoFoods (vang Đà Lạt) và Tổng Công ty Chăn nuôi (Vilico),... Vinamilk có thể khai thác rượu từ vang Đà Lạt để làm rượu sữa, khai thác trà từ Vinatea để phát triển các sản phẩm trà sữa và tận dụng nguồn đất đai rộng lớn của Vilico để chăn nuôi bò sữa.

Trước đó, Vinamilk cũng đã đầu tư tại tỉnh Xiengkhouang, Lào để thực hiện chiến lược hình thành vùng nguyên liệu sữa tươi organic chuẩn quốc tế, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu trong những năm tới.

“Đây là chiến lược trọng tâm của Vinamilk vì sữa tươi organic sẽ là xu hướng của tương lai, và các nước trên thế giới cũng đang đi theo xu hướng này và mới đây, Vinamilk cũng vừa xuất khẩu sữa tươi Organic sang Singapore và được nhận giải thưởng xuất khẩu”, bà Hương nói.

Mộc Châu Milk tăng trưởng bất chấp dịch

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020, GTN thu về hơn 88 tỷ đồng lãi sau thuế tăng 112% so cùng kỳ. Các động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của GTN gồm: (1) Hoạt động bán hàng được cải thiện và hiệu quả hơn; (2) doanh thu tài chính tăng 72% so với cùng kỳ 2019; và (3) mức thuế TNDN giảm do chính sách ưu đãi thuế đối với thu nhập của Mộc Châu Milk.

Với riêng Mộc Châu Milk, sau nửa đầu năm 2020, Mộc Châu Milk ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ 8%, đạt 1,367 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu sản phẩm sữa chiếm 86% (1,198 tỷ đồng) và doanh thu bán thức ăn chăn nuôi chiếm 11% (151 tỷ đồng). Ban điều hành cho biết đã tiếp tục tập trung vào mảng kinh doanh sữa cốt lõi và có thay đổi các chính sách quản lý doanh nghiệp.

Kết thúc nửa đầu năm 2020, lãi ròng của Mộc Châu Milk ghi nhận tăng 41% so với cùng kỳ, lên mức 106 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 30/06/2020, về cơ cấu tài sản, tổng tài sản của Mộc Châu Milk tại ngày 30/6/2020 ghi nhận tăng nhẹ 2,4% so với đầu năm, đạt 1.098 tỷ đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 80% với giá trị là 887 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tính đến 30/6/2020 đã tăng 80% so với đầu năm, đạt hơn 128 tỷ đồng.

Chốt phiên chứng khoán ngày 12/08, giá cổ phiếu Vinamilk (VNM) neo ở mức giá 114.700 đồng/cp, tăng 8% thị giá trong 6 tháng trở lại đây.

Chốt phiên chứng khoán ngày 12/08, giá cổ phiếu Vinamilk (VNM) neo ở mức giá 114.700 đồng/cp, tăng 8% thị giá trong 6 tháng trở lại đây.


Mai Hương
(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/vinamilk-dang-tinh-toan-gi-voi-moc-chau-milk-d80585.html

Bạn đang đọc bài viết Vinamilk đang tính toán gì với Mộc Châu Milk? tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp
Tin tức mới nhất