Muji U.S.A Ltd phá sản, nối dài danh sách các công ty không thể tồn tại vì Covid-19
Muji U.S.A Ltd., công ty thuộc sở hữu của tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Ryohin Keikaku, đã nộp hồ sơ phá sản theo Chương 11 tại bang Delaware, nối dài danh sách các công ty không thể tồn tại sau khi bị thiệt hại nặng nề vì đại dịch Covid-19.
Ông Ryohin Keikaku, Chủ tịch tập đoàn, cho biết MUJI sẽ đóng các cửa hàng không sinh lời đồng thời đàm phán lại giá thuê với chủ đất.
Như vậy, cùng với hơn 100 công ty khác (bao gồm cả thương hiệu thời trang Brooks Brothers), Muji đã không vượt qua được những tác động nghiệt ngã mà đại dịch COVID-19 đem tới cho nền kinh tế Mỹ.
|
Doanh thu của các cửa hàng Muji ở Nhật Bản sụt giảm một nửa khi nước này ban bố tình trạng khẩn cấp suốt tháng 4 và tháng 5. Trước đó công ty đã phải đối mặt với thua lỗ do các chi phí đi thuê và các chi phí khác tăng cao, và đã triển khai một số biện pháp để có thể cải thiện doanh thu nhưng sau đó đại dịch lại ập đến. Công ty nợ khoản 65 triệu USD với hơn 200 chủ nợ.
Ông Ryohin cũng cho biết việc đóng cửa MUJI tại thị trường Mỹ sẽ không làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, thị trường chính của MUJI tại Nhật Bản cũng đang chịu lỗ vì cửa hàng đóng cửa hàng loạt và doanh thu giảm mạnh. Trong quý II, MUJI báo lỗ khoảng 27,2 triệu USD.
Trong thông cáo chính thức, Muji Mỹ cho hay, họ dự định tái cơ cấu kinh doanh trong vòng 180 ngày và sẽ hoạt động bình thường – cả trực tuyến và trực tiếp trong khi đóng cửa các cửa hàng không có lợi nhuận. Các thị trường khác sẽ không bị ảnh hưởng.
Tại sao thị trường Mỹ lại bộc lộ nhiều yếu điểm của Muji?
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, nổi tiếng từ triết lí không thương hiệu và không rườm rà Nhật Bản, tại sao thị trường Mỹ lại bộc lộ nhiều yếu điểm của Muji?
|
Muju ra đời từ một doanh nghiệp tư nhân với chỉ khoảng 40 sản phẩm được bày bán trong trung tâm thương mại Sieyu, Nhật Bản vào những năm 1980. Trở thành một thương hiệu độc lập, hiện danh mục sản phẩm Muji có hơn 7.000 mặt hàng phục vụ các nhu cầu từ du lịch cho tới đời sống thường ngày.
Triết lí kinh doanh và cách tiếp cận đi ngược lại chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ khiến Muji dường như không quá "được lòng" khách hàng tại Mỹ. Trong khi công ty Nhật Bản nhấn mạnh vào suy nghĩ chỉ mua những gì bạn thật sự cần và có chất lượng cao nhất, thì người dân Mỹ lại phản đối mua hàng số lượng nhiều, đồng thời đánh giá tính thẩm mỹ cao hơn chức năng.
Nộp đơn phá sản không đồng nghĩa với việc công ty sẽ dừng hoạt động hoàn toàn. Nhiều công ty đã sử dụng quy trình phá sản để giảm nợ, cắt bỏ các khâu không lợi nhuận và tập trung vào các chiến lược phát sinh lợi nhuận.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ