Thương hiệu thời trang “ Mãi mãi tuổi 21” Forever 21 nộp đơn xin phá sản
Theo CNBC, thương hiệu thời trang bán lẻ Forever 21 (Mỹ) đang xem xét nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Lý do là "thương hiệu bình dân" này đang kiệt sức sau quãng thời gian kinh doanh thua lỗ và cạn kiệt vốn.Thời gian qua, Forever 21 nỗ lực tìm phương án tái cơ cấu nợ nhưng bất thành.
Tuy nhiên, ngày 29/9 vừa qua, thương hiệu bán lẻ thời trang Forever 21 cho biết đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 nhằm tái cấu trúc mảng kinh doanh.
|
Ngày 29/9 vừa qua, thương hiệu bán lẻ thời trang Forever 21 cho biết đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 nhằm tái cấu trúc mảng kinh doanh. |
Forever 21 là nhà bán lẻ lớn thứ 5 tại Mỹ, thành lập năm 1984 bởi hai vợ chồng Jin Sook và Do Won Chang.
Theo văn hoá Mỹ, tuổi thành niên 21 là cột mốc trẻ nhất của giai đoạn trưởng thành, được phép uống rượu cũng như độc lập chịu trách nhiệm về mặt pháp lý. Hãng thời trang lấy ý nghĩa “mãi mãi tuổi 21” nhằm nhấn mạnh sự trẻ trung và thời khắc đáng trân trọng nhất của tuổi trẻ, nơi mà “sự nổi loạn” và “ngông cuồng” ghi dấu những kỷ niệm đẹp nhất của mỗi người.
Năm 1981, hai vợ chồng Do Won Chang và Jin Sook rời Hàn Quốc đến Mỹ và 3 năm sau, họ thành lập Forever 21 (ban đầu có tên là Fashion 21). Đây là một doanh nghiệp gia đình tư nhân khởi đầu từ một cửa hàng ở khu Highland Park, Los Angeles và hiện có khoảng 800 cửa hàng trên toàn thế giới với doanh thu hàng năm ước tính hơn 3 tỷ USD.
Năm 2009, hãng có khoảng 450 cửa hàng. Thời điểm đó, F21 là một thương hiệu được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. Sau đó, công ty tiếp tục phát triển và mở thêm nhiều cửa hàng nữa..
Vì sao Forever 21 phá sản?
Forever 21 cho biết đã nhận một vài khoản trợ cấp vốn gồm 275 triệu USD từ ngân hàng JPMorgan Chasse và 75 triệu USD từ quỹ TPG Sixth Street Partners để tái cấu trúc.
Như vậy, Forever 21 đã ghi tên mình vào danh sách các hãng bán lẻ ở Mỹ lao đao vì xu hướng người tiêu dùng thay đổi, chuyển sang mua sắm trực tuyến thay vì đến các trung tâm thương mại.
Chia sẻ trên Bloomberg, bà Linda Chang, Phó chủ tịch Forever 21 nói: "Đây là một bước quan trọng và cần thiết để bảo đảm tương lai của công ty. Điều này sẽ cho phép chúng tôi tổ chức lại hoạt động kinh doanh và tái định vị thương hiệu".
Được thành lập năm 1984, Forever 21 hiện hoạt động với hơn 815 cửa hàng trên toàn cầu. Thương hiệu thời trang này sẽ đóng cửa hầu hết các cửa hàng ở châu Á và châu Âu. Riêng các cửa hàng tại Mỹ, Forever 21 vẫn chưa đưa ra thông báo cụ thể.
Forever 21 cung cấp các mặt hàng thời trang, phụ kiện theo xu hướng mới nhất và bán giá rẻ. Đối tượng chính của hãng là giới trẻ, yêu chuộng mẫu mã đẹp nhưng hạn chế về tài chính, giá thành bình dân.
Kể từ khi ra đời, hãng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ và mở rộng thị trường ra toàn cầu. Tuy nhiên vài năm gần đây, thương hiệu thời trang Forever 21 rơi vào tình trạng khó khăn.
Hoạt động kinh doanh tại các trung tâm thương mại vô cùng ảm đạm. Doanh số bán hàng sụt giảm nhưng chi phí thuê mặt bằng ở trung tâm thương mại đắt đỏ khiến hãng rơi vào bế tắc. Cùng với đó, thương mại điện tử phát triển khiến hãng phải cạnh tranh gay gắt với những thương hiệu kinh doanh trực tuyến.
Kể từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà bán lẻ ở Mỹ, bao gồm Sears Holdings Corp và Toys 'R' Us, đã nộp đơn xin phá sản, chịu thua cuộc cạnh tranh thương mại điện tử khốc liệt từ Amazon. Giữa tháng 5/2019, Arcadia Group, công ty mẹ của Topshop và Topman (Anh), cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ.
Theo Forbes, hai vợ chồng Do Won Chang và Jin Sook cũng đã không còn là tỷ phú với việc mỗi người chỉ còn sở hữu khoảng 800 triệu USD.
Theo Đời sống Tiêu dùng