Lao đao vì Covid-19: CJ CGV quyết định bán cổ phần
Mở rộng thị trường tại Việt Nam từ năm 1998 và thật sự nổi lên sau thương vụ mua lại hệ thống Megastar và đổi tên thành CJ CGV. Đây được xem một trong những thương hiệu dịch vụ giải trí hàng đầu cho giới trẻ Việt. Tuy nhiên, theo thông tin từ tờ BusinessKorea, cấu trúc tài chính của CJ CGV đã suy yếu đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều thương hiệu và doanh nghiệp phải "chật vật" duy trì hoạt động kinh doanh nếu không muốn sớm "bay màu". Mới đây, CJ CGV cũng đã quyết định bán cổ phần tại chi nhánh đầu tư bất động sản tại Việt Nam nhằm cải thiện cấu trúc tài chính.
|
Tòa nhà CJ Tower. Ảnh: HelloVietnamese. |
Cụ thể, CJ CGV tuyên bố vào ngày 8/6 rằng họ sẽ bán hết 25% cổ phần tại CJ Vietnam – một công ty đầu tư bất động sản ở Việt Nam với giá 32,4 tỷ won (tương đương 27,2 triệu USD), tương đương với 5,4% vốn chủ sở hữu.
CJ Vietnam là đơn vị xây dựng tòa nhà CJ Tower trên đường Lê Thánh Tôn quận 1, TP.HCM. CJ Việt Nam hiện xây dựng các tòa nhà văn phòng cho tập đoàn CJ tại Việt Nam trogn đó CJ E&M, CJ, and CJ Korea Express mỗi công ty chiếm 25% cổ phần của doanh nghiệp này.
CJ CGV cùng với CJ Logistics, CJ CheilJedang (CJ Food), CJ ENM – mỗi đơn vị sở hữu 25% cổ phần công ty này.
Cấu trúc tài chính của CJ CGV đã khá yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của họ đã tăng tới gần 200% trong 3 tháng lên mức 845% trong quý đầu tiên của năm với tổng vốn giảm 22% trong cùng giai đoạn. Đồng thời, doanh thu của CJ CGV giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái, khoản lỗ tăng từ mức 85,7 tỷ won lên 118,6 tỷ won.
So với 1 năm trước, doanh thu đã bị giảm tới một nửa và lỗ ròng đã tăng từ 85,7 tỷ won lên mức 118,6 tỷ won. Thua lỗ ở mảng kinh doanh nước ngoài như Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngày một mở rộng.
Dự kiến ngày 3/7, CJ CGV sẽ bán cổ phần tại Công ty TNHH CJ Việt Nam (CJ Vietnam) - một công ty đầu tư bất động sản tại Việt Nam nhằm cải thiện cấu trúc tài chính – vốn đã bị làm suy yếu do tác động của dịch Covid-19.
Hoạt động của chuỗi 84 rạp phim CGV 'thấm đòn'
Đặc biệt, các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh ở những nước như Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngày càng lớn. Hoạt động kinh doanh tại những thị trường ngoài như Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không mấy khả quan, gặp nhiều khó khăn chủ yếu về thị trường và nguồn cung nguyên vật liệu. Trong đó phải kể đến chuỗi rạp chiếu phim CGV chịu tác động nặng nề nhất.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Zing.vn, ông Chang Bok Sang, Chủ tịch CJ Việt Nam, cho biết trong 4 lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam, rạp chiếu phim đang chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Tại Hàn Quốc, hoạt động của chuỗi rạp chiếu phim CGV và chuỗi cửa hàng bánh ngọt Tous les Jours cũng như các chuỗi nhà hàng khác của chúng tôi chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực vì số lượng khách hàng đến giảm hẳn so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt cùng với sự mở rộng quy mô dịch bệnh tại Hàn Quốc gần đây, tác động đó càng lớn hơn.
Tại các thị trường nước ngoài của CJ, việc kinh doanh cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng này. Tất cả mảng kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dịch vụ khách hàng hay ăn uống đều bị tác động nhất định.
Ông cho hay trong các công ty thành viên của Tập đoàn CJ Việt Nam, chuỗi rạp chiếu phim CGV đang chịu tác động nặng nề nhất. Từ đầu tháng 2, hoạt động của chuỗi 84 rạp phim này đã bị ảnh hưởng. Một số bộ phim bom tấn năm nay sẽ phải dời lịch chiếu vì ảnh hưởng của Covid-19.
CJ CGV được đánh giá là góp phần thay đổi diện mạo điện ảnh Việt. Một thời gian dài tại Việt Nam, nhiều rạp chiếu phim cũ của nhà nước bị phá bỏ, nhà sản xuất biệt tăm, vài công ty tư nhân bắt đầu làm phim nhưng chỉ là nỗ lực nhỏ trong một thị trường vắng bóng rạp chiếu phim. CJ CGV là chi nhánh thuộc tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề lớn bậc nhất Hàn Quốc CJ. Đây là tập đoàn hoạt động đa ngành nghề với 4 lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, bao gồm: Thực phẩm - Dịch vụ ẩm thực; Công nghệ sinh học - Dược phẩm; Giải trí - Truyền thông; Bán lẻ - Vận tải. CJ được thành lập từ năm 1953 bởi tập đoàn Samsung và là công ty sản xuất đường đầu tiên của Hàn Quốc lúc bấy giờ. Đến năm 1995, CJ tách khỏi Samsung và phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu châu Á. Vào Việt Nam từ năm 1998, thế nhưng CJ chỉ nổi lên vào năm 2014, sau thương vụ mua lại hệ thống Megastar và đổi tên thành CJ CGV. |
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ