HPI: Lỗ gần 800 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu
Cụ thể, tổng doanh thu của HPI tăng nhẹ 3% sau kiểm toán, đạt 716 tỷ đồng nhờ Công ty đã trích trước một phần khoản dự thu của doanh thu hoạt động tài chính. Tuy nhiên tổng chi phí của Công ty lại cao gấp 3 lần, lên tới hơn 1,503 tỷ đồng khiến HPI ghi nhận khoản lỗ lên đến 788 tỷ đồng, cách xa so với mức lãi 180 tỷ đồng mà Công ty đã báo cáo trước đó.
Công ty cũng lý giải khoản lỗ lớn xuất hiện do tổng chi phí tăng 195% khi HIPC phải cập nhật lại giá vốn cho thuê đất tại KCN Hiệp Phước giai đoạn 1 và 2 theo đơn giá nộp tiền thuê đất 1 lần cho Nhà nước đã được Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM đệ trình lên hội đồng thẩm định giá đất của TP với số tiền 712 tỷ đồng và ghi nhận khoản dự phòng 275 tỷ đồng.
|
Trong cơ cấu doanh thu thuần của Công ty, doanh thu từ cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng - giai đoạn 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 73%) đạt 463 tỷ đồng, ngoài ra còn có doanh thu từ cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng - giai đoạn 1 đạt 116 tỷ đồng.
Ngoài ra, những chi phí khác như giá vốn cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, cho thuê nhà lưu trú... cũng tăng 3%. Những lý do trên dẫn đến mức lỗ ròng gần 788 tỷ trong năm 2019 và khiến vốn chủ sở hữu của công ty âm 4 tỷ đồng.
Trong năm 2019, Công ty không có nhiều hợp đồng cho thuê đất thanh toán nên tổng doanh thu năm 2019 giảm 38%, tương đương gần 281 tỷ đồng; riêng doanh thu cho thuê đất giai đoạn 1 và giai đoạn 2 lần lượt giảm 32% và 37%.
Được biết, đây cũng không phải lần đầu Công ty công bố kết quả bất ngờ sau kiểm toán, năm 2018 HPI cũng báo lợi nhuận sau thuế chuyển từ mức lãi 89 tỷ sang lỗ 151 tỷ đồng.
Hết quý I, KCN Hiệp Phước tiếp tục thua lỗ 17 tỷ đồng
Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của HPI đạt 3,515 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt 1,101 tỷ đồng, giảm 5% và tài sản dài hạn đạt 2,414 tỷ đồng, tăng hơn 13% tỷ đồng chủ yếu cho tăng tài sản dở dang dài hạn.
Nợ phải trả của Công ty đạt 3,518 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019, tăng đến 40% so với đầu năm. Đáng chú ý, nợ ngắn hạn của Công ty đạt gần 2,895 tỷ đồng tiếp tục vượt đến 163% so với tài sản ngắn hạn.
Được biết, KCN Hiệp Phước nằm ở huyện Nhà Bè với tổng diện tích 1.686 ha. Đây là khu công nghiệp có diện tích lớn nhất của TP.HCM. Tiền thân của KCN Hiệp Phước là dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước của Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp tân Thuận (IPC), một doanh nghiệp Nhà nước của TP.HCM.
Trong cơ cấu sở hữu của KCN Hiệp Phước, Công ty Tân Thuận vẫn là cổ đông lớn nhất với 30,5% cổ phần. KCN Hiệp Phước còn một cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc hiện nắm giữ 33,3% cổ phần. Vốn điều lệ hiện tại của KCN Hiệp Phước là 600 tỷ đồng.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2020 mới đây, cổ đông của KCN Hiệp Phước đã miễn nhiệm toàn bộ 3 thành viên HĐQT. Công ty đã bầu HĐQT mới và ban lãnh đạo KCN Hiệp Phước sau đó bổ nhiệm bà Hồ Thị Hồng Hạnh làm chủ tịch mới.
Cổ đông KCN Hiệp Phước không thông qua kế hoạch kinh doanh 2020. Trong kế hoạch bị bác bỏ này, ban lãnh đạo công ty kỳ vọng có lãi sau thuế 54 tỷ trong năm nay. Đến hết quý I, KCN Hiệp Phước tiếp tục thua lỗ 17 tỷ đồng.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ