Nhiều doanh nghiệp thép đang gặp khó khăn
DTL thu hẹp sản xuất
Mặc dù là doanh nghiệp thép lâu năm và cũng trải qua nhiều biến động của giá thép cán nóng, nhưng quý III vừa qua, Công ty cổ phần Thép Ðại Thiên Lộc (DTL) chỉ lời hơn 6 tỷ đồng, doanh thu quý III chỉ còn hơn 55,4 tỷ đồng, giảm gần 500 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Theo tinnhanhchungkhoan, lợi nhuận lũy kế để lại còn lớn, song nhận thấy càng sản xuất càng thua lỗ ở thời điểm này nên Công ty quyết định thu hẹp sản xuất.
|
Ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cho biết, do thị trường trong nước dư thừa công suất, còn thị trường xuất khẩu tôn thu hẹp do các loại thuế chống bán phá giá nên doanh nghiệp gặp khó khăn, buộc phải cắt giảm sản xuất để tránh thua lỗ.
Các khoản nợ ngắn hạn chiếm gần 97% nợ phải trả của Công ty này, thể hiện gần 1,869 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính chiếm hơn 1,263 tỷ đồng, giảm gần 5% so với hồi đầu năm; chủ yếu là vay ngắn hạn với hơn 1,196 tỷ đồng.
Tính tới cuối quý 3, tổng tài sản của Công ty ở mức gần 3,034 tỷ đồng, theo vietstock.
Vừa qua, DTL đã xin ý kiến cổ đông về việc hủy niêm yết tự nguyện trên HOSE.
NKG: Giá cổ phiếu khó phục hồi sau giảm sút
NKG cũng bị ảnh hưởng mạnh của quá trình giảm giá thép cán nóng HRC. Trong quý II/2019, doanh thu thuần của Công ty đạt 2.964 tỷ đồng, giảm mạnh 31% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán đã chiếm tới hơn 96% trong doanh thu thuần, khiến lãi gộp chỉ còn hơn 112 tỷ đồng, chỉ bằng một phần ba cùng kỳ 2018.
Thua lỗ kéo dài khiến NKG nợ lương, nợ hợp đồng, nợ trợ cấp thôi việc cho người lao động và các cổ đông cũ buộc phải thoái lui để nhóm cổ đông mới vào tái cấu trúc Công ty.
Tháng trước, Tổng giám đốc cũ của NKG là ông Phạm Mạnh Hùng đã thoái hết vốn tại Công ty, trong khi ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc mới lại đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu, tăng sở hữu lên hơn 10% cổ phần.
Giá cổ phiếu NKG giảm sút rất khó phục hồi dù thị giá hiện tại (hơn 6.000 đồng/cổ phần) thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách (16.000 đồng/cổ phần).
Tổng tài sản của NKG sụt giảm gần 6% so với hồi đầu năm, đang ghi nhận hơn 7,667 tỷ đồng (30/09/2019). Giá trị hàng tồn kho thể hiện 2,350 tỷ đồng, giảm 3%; trong đó, thành phẩm chiếm gần 1,195 tỷ đồng.
TLH báo lỗ 8.6 tỷ đồng
Doanh thu trong nửa đầu năm của Công ty Thép Tiến Lên (TLH) giảm 500 tỷ đồng, từ mức 3.000 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Lý giải về việc này, TLH cho rằng do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung, giá thép giảm và nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong nước cho các công trình cũng giảm dẫn đến doanh thu sụt giảm.
Doanh thu tài chính lũy kế giảm mạnh 78% về mức 8 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 22% lên thành hơn 66 tỷ đồng.
Lợi nhuận nửa đầu năm cũng giảm chỉ bằng một phần ba so với nửa đầu năm trước. Sang quý III năm nay, TLH đã lỗ 8,6 tỷ đồng.
Tài sản ngắn hạn của TLH chủ yếu nằm ở hàng tồn kho. Đến cuối tháng 9, giá trị hàng tồn kho ghi nhận hơn 1,912 tỷ đồng, tăng gần 26% so với hồi đầu năm. Ngược lại, các khoản phải thu giảm gần 18% về mức 483 tỷ đồng.
Thị trường ngành thép: Bao giờ khởi sắc?
Dường như khó khăn vẫn tiếp tục với các công ty thép. Các doanh nghiệp cho biết, thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp.
Trong khi đó, giá thép cán nóng liên tục sụt giảm khiến doanh nghiệp vừa ký hợp đồng mua hàng đã lỗ. Các công ty trong nước không xuất khẩu lại bán cắt lỗ khiến giá bán trong nước còn giảm nhanh hơn.
|
Chỉ có những doanh nghiệp lớn cần nguồn hàng ổn định mới có thể duy trì mua hàng của Formosa Hà Tĩnh thường xuyên, đáp ứng yêu cầu về xuất xứ cho hàng xuất khẩu. Còn các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đều gặp khó khăn trong tính toán đầu ra đầu vào.
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 9, sản xuất và bán hàng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu đạt 333.842 tấn, giảm 7,84% so với tháng 8 và giảm 2,1% so với cùng năm trước.
Bán hàng đạt 312.511 tấn, tăng 5,86% so với tháng trước và xấp xỉ so với cùng kỳ 2018. Trong đó, xuất khẩu đạt 112.226 tấn, giảm 23,3% so với cùng kỳ 2018.
Tính chung 9 tháng đầu năm, sản xuất tôn mạ màu kim loại và sơn phủ mầu của các thành viên Hiệp hội giảm 5,3% so với cùng kỳ, bán hàng giảm 4% và xuất khẩu giảm 21%. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong tháng 10 vừa qua.
Về tình hình thị trường sắt thép thế giới, ông Daren Toh, chuyên gia phân tích từ hãng phân tích dữ liệu thép và quặng sắt Tivlon Technologies (Singapore), nhận định thị trường sắt thép đang có xu hướng giảm giá do các nhà máy sản xuất thép đang xả bớt lượng dự trữ vào thời điểm cuối năm nhằm mục đích cân đối số liệu kế toán, theo tapchicongthuong.
Dữ liệu của hãng tư vấn sắt thép MySteel cho thấy lượng dữ trữ thép tại Trung Quốc tính đến ngày 7/11/2019 đạt 8,9 triệu tấn – mức thấp nhất kể từ ngày 11/1/2019. Điều này không phải tín hiệu tích cực cho thị trường sắt thép thời gian này.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ