Tỷ giá USD trong nước hôm nay ngày ngày 22/8
Ngày 21/8, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.210 đồng (tăng 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.856 đồng (tăng 10 đồng).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 23.090 đồng (mua) và 23.270 đồng (bán).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 22/08/2020 như sau: 1 Đô la Mỹ = 23.210 VND.
|
Tỷ giá USD tại các ngân hàng như sau:
Ngân hàng mua ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 22.950 VND
+ Ngân hàng BIDV, HSBC, MBBank đang mua chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.085 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang mua tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.110 VND
+ Ngân hàng Sacombank đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.118 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Đô la Mỹ ($) (USD)
+ Ngân hàng Đông Á đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.240 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.240 VND
+ Ngân hàng Sacombank đang bán tiền mặt USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.288 VND
+ Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.275 VND
|
Bảng so sánh tỷ giá USD các ngân hàng trong nước ngày 22/8/2020. Nguồn: webgia.com. |
Tỷ giá USD thế giới
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,26 điểm, tăng 0,5%.
Tin tức hôm thứ Năm rằng các số đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ tăng lên cũng đẩy đồng Đô la giảm giá. Trong khi đó chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia cũng gây thất vọng.
Còn hôm thứ Tư, Cục Dự trữ Liên bang cảnh báo rằng con đường phục hồi kinh tế Mỹ sau đợt bùng phát COVID-19 vẫn rất bất ổn, với sự phục hồi của thị trường việc làm bắt đầu chậm lại.
USD hiện đứng ở mức:
1 Euro đổi 1.1796 USD
1 bảng Anh đổi 1.3090 USD
1 USD đổi 105.81 Yên
Sự mạnh lên của Nga và Trung Quốc là một trong những lý do chính khiến nhu cầu đối với đồng USD giảm đi trong thời gian tới, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Như các ngân hàng đầu tư hàng đầu chỉ ra, chính Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới là thế lực đang làm cho đồng tiền Mỹ suy yếu.
Kể từ tháng 4/2020, đồng USD đã mất giá 10% so với rổ 6 loại tiền tệ chính. Đây là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 5/2018.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết, đồng USD được kỳ vọng là đồng tiền “trú ẩn an toàn” tốt nhất trong năm nay vì lãi suất thấp hơn ở Mỹ khiến đồng bạc xanh trở thành một nguồn tài trợ hấp dẫn hơn cho việc thực hiện các giao dịch.
Một số nhà chiến lược tiền tệ đã cho rằng những bất ổn chính trị ở Mỹ, bao gồm sự bế tắc về gói kích thích mới liên quan tới dịch COVID-19, cũng đang gây tổn hại đến đồng bạc xanh.
Đồng Euro hưởng lợi lớn nhất từ sự sụt giảm gần đây của đồng Đô la, nhưng đà tăng này có thể được kiểm chứng với việc công bố dữ liệu sản xuất của khu vực đồng Euro vào cuối phiên. Điều đó nói lên rằng, “đồng EUR còn có thể tăng tiếp khi/nếu thị trường nhận ra rằng rủi ro của đồng EUR hiện nhỏ hơn nhiều so với cách đây 9-12 tháng”, nhà phân tích Andreas Steno Larsen tại Nordea cho biết.
USD/CNY giảm 0,1% xuống 6,9071, sau khi giảm xuống dưới 6,90 trong phiên, lần đầu tiên kể từ tháng 1. Đồng tiền của Trung Quốc đã được hỗ trợ với ý tưởng rằng thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể vẫn còn nguyên vẹn bất chấp sự leo thang căng thẳng gần đây, khi Bắc Kinh xác nhận hai nước có kế hoạch sớm tổ chức các cuộc đàm phán và cố vấn kinh tế Nhà Trắng Lawrence Kudlow cho biết ông mong đợi Trung Quốc sẽ sớm mua dầu mỏ của Mỹ và các mặt hàng xuất khẩu khác.
Trong bối cảnh chưa đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ mới, Tổng thống Donald Trump đầu tháng này đã ký các sắc lệnh hành chính, trong đó có sắc lệnh sẽ cấp tới 400 USD trợ cấp bổ sung cho những lao động mất việc. Tuy nhiên, chỉ có ít bang ở Mỹ thực hiện sắc lệnh này đến nay.
Phó Giám đốc điều hành SWFN, Trond Grande, nhận định năm 2020 bắt đầu với sự lạc quan, nhưng triển vọng của thị trường chứng khoán nhanh chóng xấu đi khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lây lan trên toàn cầu.
Tuy nhiên, đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán trong quý I đã được kiềm chế nhờ phản ứng về chính sách tài chính và tiền tệ quy mô lớn.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ