|
Nguồn ảnh: Techcombank. |
Techcom bank không quá lo ngại về rủi ro tập trung
Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Techcombank Đỗ Tuấn Anh cho rằng nên tập trung vào kinh tế tiêu dùng bởi chúng chiếm 39% lao động trong cả nước, mức tăng trưởng lại cao hơn gấp đôi tăng trưởng GDP (khoảng 16%).
6 lĩnh vực vẫn đang trong đà tăng trưởng cao đó là: nhà ở, ô tô, dịch vụ tài chính, du lịch & giải trí, tiện ích & viễn thông; ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Trong cuộc họp công bố kết quả kinh doanh và gặp các nhà đầu tư được tổ chức hôm 26/2, ông Đỗ Tuấn Anh cho biết muốn phục vụ nhu cầu cho cả những nhà sản xuất lớn và người tiêu dùng.
Việc tập trung cho vay ở 6 lĩnh vực kinh tế này hứa hẹn sẽ hạn chế rủi ro trong các chu kỳ kinh tế. Techcom hứa mong khách hàng sẽ nhìn nhận tích cực về khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng này thông qua việc kiểm soát được chất lượng khách hàng.
Đối với việc cho vay để mua nhà, ông nêu quan điểm rằng sẽ giúp rủi ro tập trung được phân tán khi người mua nhà có nhiều nghề nghiệp khác nhau, có khả năng thanh toán tiền đúng hạn đó có thể là: nhà thầu, nhà cung cấp, người mua nhà – nhóm khách hàng ít rủi ro.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là dư địa tăng trưởng cho thời gian tới vì chuỗi giá trị nhà ở mới ở giai đoạn nền tảng.
Techcombank “bỏ cuộc chơi” với các sản phẩm có rủi ro cao
Theo Giám đốc Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân Lê Thị Bích Phương, Techcombank sẽ từ bỏ các sản phẩm có rủi ro để chuyển sang cho vay mua nhà, ô tô với các khách hàng có thu nhập ở mức ổn định.
Dù được cảnh báo rằng một số công ty bất động sản đang ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bà Phương vẫn cho rằng nhu cầu mua nhà ở vẫn rất tiềm năng. Bà đã thống kê mỗi năm có khoảng 700.000 – 800.000 cặp vợ chồng mới cưới có nhu cầu về mua nhà ở, họ sẵn sàng đi vay để sở hữu căn nhà của riêng mình, đặc biệt là thế hệ 8X.
Techcombank cũng dự kiến nợ vay mua nhà ở sẽ tăng 35% trong năm nay. Tính theo phân khúc, dư nợ của khách hàng có thu nhập cao chiếm tỷ trọng 73% và khách hàng mua nhà chiếm 81% tổng dư nợ cho vay cá nhân. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,8% với dư nợ cho vay cá nhân là hơn 105.000 tỷ đồng.
Đạt chuỗi tăng trưởng doanh thu 17 quý liên tiếp, CEO vẫn xin rời ghế vì lý do cá nhân
Cũng trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư hôm 26/02, CEO Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết sẽ rời vị trí vì lý do cá nhân từ 1/9 tới. Ông cũng sẽ hỗ trợ HĐQT trong việc tìm người thay thế mới. Techcombank vẫn mong muốn phát triển theo hướng lấy khách hàng làm cốt lõi trong thời gian tới khi có CEO mới.
Năm 2019, Techcombank được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17%, nhưng đã đạt vượt mức là 18,8%. Tổng huy động tăng 14,8% lên 231.300 tỷ đồng, trong đó CASA (tiền gửi không kỳ hạn) tăng trưởng 37,9% đạt 79.700 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ CASA ở mức kỷ lục 34,5%. CAR ngân hàng đạt 15,5%. Tỷ lệ nợ xấu còn 1,3%.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019, lãnh đạo ngân hàng cho biết lợi nhuận trước thuế tăng 31% lên khoảng 12.800 tỷ đồng và thu nhập hoạt động đạt 21.100 tỷ đồng, ghi nhận chuỗi tăng trưởng doanh thu 17 quý liên tiếp. Trong đó, riêng thu nhập lãi thuần tăng 25% lên 14.300 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch Techcombank cho biết xếp hàng tín dụng của ngân hàng đang cao nhất hệ thống với khả năng huy động nguồn vốn cao.
Bích Phương (t/h)/ANTT