Trái phiếu công ty được pháp luật Việt Nam thừa nhận theo Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ. Trên nền tảng của Nghị định này, đã có một số doanh nghiệp thuộc ngành điện, xi măng, giao thông, xây dựng, xây dựng đề án trình Bộ Tài chính cho phép phát hành. Cho đến nay chúng ta đã triển khai một số đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước nhưng việc triển khai nay mới chỉ mang tính chất thí điểm. Hiện nay các trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước chưa được phân bán rộng rãi cho công chúng mà chủ yếu mới được phát hành trong phạm vi hẹp.
Cũng như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp không đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong điều kiện các thủ tục, điều kiện vay vốn ngân hàng đã được nới lỏng và trong bối cảnh đất đai, cổ phiếu đang là “sự lựa chọn của tương lai” của giới đầ tư bởi khả năng sinh lời siêu ngạch của các tài sản này.
Để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phải đi tìm các công cụ tài chính mới. Và, lần đầu tiên trên thị trường tài chính nước ta, ý tưởng phát hành trái phiếu để huy động vốn được Công ty Giấy Hải Phòng (Hapaco), một Công ty đã niêm yết cổ phiếu, nêu trong đề án huy động 35 tỷ đồng cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất giấy kraf. Trái phiếu chuyển đổi của Hapaco có mệnh giá 10.000 đồng, lãi suất 0,65%/tháng, thời hạn 5 năm và chuyển đổi thành cổ phiếu thường sau khi trái phiếu đáo hạn.
Thế nhưng, phải đợi đến đề án huy động 25 tỷ đồng để cung cấp thiết bị, lắp đặt mạng cho các khu công nghiệp phần mềm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, khu công nghiệp Tân tạo….của Công ty cổ phần Công nghệ Thông tin (EIS), trái phiếu chuyển đổi EIS mới được chính thức tung ra trên thị trường vào tháng 5 năm 2001 qua dịch vụ tư vấn phát hành của Công ty chứng khoán Bảo Việt.
Mặc dù vẫn có nhiều lần ý kiến khác nhau xung quanh về lổ hổng pháp lý, về độ an toàn, về kỹ thuật tính toán để xác định tỷ lệ chuyển đổi và giá chuyển đổi đủ điều kiện để sử dụng vốn qua kênh tài trợ trên thị trường tài chính đã đánh dấu một bước phát triển đáng khích lệ của các dịch vụ tài chính trên thị trường trài chính nước ta.
|
Ảnh minh họa |
Thị trường trái phiếu ngân hàng
Khác với ngành khác, có lẽ ngân hàng là một trong những ngành phát hành trái phiếu trên nhất. Kỳ phiếu (trái phiếu ngắn hạn dưới 1 năm) được một số ngân hàng thương mại phát hành chính thức từ năm 1992 và lượng phát hành nhanh chóng tăng lên vào những năm 1993, 1994.
Từ năm 1994 tới nay, thực hiện Quyết định số 211-QĐ-NH1 ngày 22 tháng 9 năm 1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thể lệ phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại, nhiều ngân hàng thương mại lớn ở nước ta đã thường xuyên phát hành trái phiếu ngân hàng với khối lượng lớn.
Nhờ vậy, đối với một bộ phận công chúng, mua trái phiếu ngân hàng đã trở thành sự lựa chọn quen thuộc trong thực đơn đầu tư. Đối với ngân hàng, thực hiện phương châm “đi vay để cho vay”, thời gian qua, trái phiếu ngân hàng là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đa dạng hoá thêm kênh huy động, giải toả kịp thời những mất cân đối giữa cung và cầu tín dụng trong nền kinh tế.
Huy động vốn trên thị trường trái phiếu ngân hàng cũng có sự chuyển biến kể cả khi HSTC chính thúc đi vào hoạt động. Ngày 15 tháng 11 năm 2000, lần đầu tiên, trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, đã được niêm yết và giao dịch chính thức thông qua HSTC. Trái phiếu niêm yết đợt 1 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID1_100) có tổng trị giá là 83 tỷ, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất trả trước hàng năm, năm đầu 6,5%, cac năm sau được thả nổi theo lãi suất của thị trường nhưng lãi suất tối thiểu được nhà phát hành cam kết trả theo lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng với 0,5%.
Đáng tiếc là trong thời gian gần đây, cũng như thị trường trái phiếu chính phủ, dưới áp lực của sốt đất, sốt đô, sốt nhà, sốt giá (cổ phiếu), thị trường trái phiếu ngân hàng trở lên kém sôi động. Cũng vì thể mà trái phiếu niêm yết đợt 2 của ngân hàng (BID1_200) trở lên kém hấp dẫn.
Theo số liệu thu thập của Nhadautu.vn, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm là khoảng 60.000 tỷ đồng, tuy nhiên chủ yếu vẫn được chào bán bởi khối ngân hàng và các tập đoàn tư nhân lớn (Vingroup, Sungroup, Novaland). Hình thức phát hành phần nhiều là riêng lẻ, chỉ một số ít trường hợp phát hành ra công chúng (CTCP Đầu tư Con Cưng, CTCP Vận chuyển Mercury...).
Do vậy, dù đã có sự tham gia của một số doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn, song về bản chất, thị trường trái phiếu vẫn là cuộc chơi của các ngân hàng và tổ chức kinh tế tư nhân quy mô lớn. Ví dụ, Techcombank mua 1.340 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm của CTCP Dịch vụ Cáp treo Bà Nà (thành viên của Sungroup), PVCombank mua 1.300 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm của Novaland, Chứng khoán Kỹ thương (công ty con của Techcombank) mua 2.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm của CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc (thành viên của Vingroup).
Tóm lại, từ thực trạng thị trường trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng , thị trường trái phiếu nước ta đang bộc lộ một số hạn chế và khiếm khuyết sau:
Một là, quy mô của thị trường vốn còn quá nhỏ bé so với tiềm năng cũng như đầu tư phát triển; chủng loại trái phiếu cũng chưa thật sự phong phú. Cho đến nay, trái phiếu của nước ta chỉ mới chiếm 2% GDP, một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực (ở Malaysia tỷ lệ này là 50%).
Hai là, ngoài các hạn chế về số lượng, các trái phiếu hiện có trên thị trường còn yếu kém về chất lượng. Các loại trái phiếu đã phát hành chỉ đơn giản là một công cụ tài chính, một sản phẩm tài chính chưa hoàn chỉnh chứ chưa thành một công cụ tài chính đích thực của thị trường chứng khoán. Các hạn chế này chính là những cản trở chủ yếu trong việc huy động các tiềm năng vốn có còn rất lớn ở trong dân mà các thống kê gần đây đã đánh giá. Bởi vậy, phương thức phát hành và phương thức phân phối trái phiếu trên thị trường tài chính được chú ý tăng cường hơn nữa thì thị trường trái phiếu hoàn toàn có thể phát huy vai trò chủ yếu trong việc huy động được phần chìm của “tảng băng” vốn nhàn rỗi đang trôi nổi vào mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.