Tính tới thời điểm 31/3/2020, tổng tài sản BIDV đạt 1,45 triệu tỉ đồng, giảm gần 3% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi khách hàng đạt hơn 1,1 triệu tỉ đồng, giảm 1,2%.
Mặc dù lợi nhuận suy giảm song điểm tích cực là nợ xấu quý I/2020 của BIDV cũng giảm nhẹ từ 1,75% còn 1,74%. Xét về giá trị tuyệt đối, nợ xấu nội bảng của BIDV tính tới cuối quý I/2020 là 19.290 tỉ đồng, giảm 1,1% so với cuối năm.
Trên thực tế, nợ xấu hàng nghìn tỷ đang là áp lực đè nặng lên đôi vai của lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV). Nhất là trong nhiều năm qua, BIDV luôn nằm trong top những ngân hàng có khối nợ xấu khủng, đặc biệt là khoản nợ có khả năng mất vốn.
|
Điều này đã dẫn đến việc nhà băng này buộc phải liên tục thông báo bán hàng loạt tài sản của các con nợ rơi vào tình trạng khó đòi và không có khả năng chi trả.
Mới đây, BIDV thông báo bán đấu giá khoản nợ gần 56 tỷ đồng của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Nghệ An (PVIT) với giá khởi điểm bằng với giá trị khoản nợ.
Đến ngày 20/2, BIDV lại tiếp tục thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty cổ phần Ôtô Xuân Kiên Vinaxuki (Công ty Vinaxuki) và Công ty TNHH MTV Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki Thái Nguyên (Công ty Vinaxuki Thái Nguyên).
Các tài sản lần lượt là: 138.814,7m2 đất tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội; Máy móc thiết bị tại Nhà máy Vinaxuki Mê Linh; Quyền khai thác mỏ quặng Antimon và dây chuyền tuyển quặng tại Thôn 15, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; Tài sản gắn liền với đất của Nhà máy Vinaxuki Thái Nguyên tại Khu B-KCN Nam Phổ Yên, Thái Nguyên.
Giá khởi điểm của khoản nợ này bằng gốc cộng lãi vay tính đến thời điểm BIDV thông báo cho công ty dịch vụ đấu giá triển khai phiên đấu giá đầu tiên. Tổng dư nợ gốc và lãi tính đến hết ngày 15/9/2019 là 1.265 tỷ đồng.
Cùng ngày, BIDV thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Việt Can và Doanh nghiệp tư nhân Như Ý với giá khởi điểm hơn 934 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khoản nợ của Như Ý gần 652 tỷ đồng và Công ty TNHH Việt Can gần 283 tỷ đồng.
Trong 3 năm qua, lợi nhuận của BIDV đã chịu áp lực rất từ việc trích lập dự phòng, riêng năm 2019 “ngốn” tới 20.132 tỷ đồng (tương đương với 64,8% lợi nhuận hoạt động trước trích lập dự phòng).
Với 19.451 tỷ đồng nợ xấu năm 2019, gấp gần 4 lần so với Vietcombank, chính vì thế từ đầu năm 2020 đến nay, BIDV liên tục rao bán các khoản nợ, thậm chí có khoản xấu tới mức rao mấy chục lần những cũng không ai mua.
Gần đây nhất, ngày 18/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại BIDV và một số công ty.
Đồng thời, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra Quyết định tách vụ án hình sự số 07/CSKT-P13, tách hành vi BIDV cấp tín dụng cho CTCP Xi măng Phú Sơn và 7 công ty có dư nợ lớn tại BIDV.
7 công ty này có thực trạng hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng hoặc đã dừng hoạt động, không có doanh thu. Quá trình cho vay, BIDV đã có nhiều vi phạm, nhưng hiện tại ngân hàng này vẫn đang đôn đốc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.
Tổng dư nợ của 7 doanh nghiệp này tại BIDV tạm tính lên đến hơn 5.730 tỷ đồng. Cùng với dư nợ tại BIDV, 7 doanh nghiệp này cũng đang có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác.
Cụ thể, CTCP hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) có dư nợ tại BIDV là hơn 1.837 tỷ đồng và dư nợ tại 7 tổ chức tín dụng khác là 3.350 tỷ đồng.
CTCP Bò sữa Tây Nguyên dư nợ tại BIDV hơn 355 tỷ đồng, công ty này đã được cơ cấu nợ nhiều lần. CTCP Thuận Thảo – Nam Sài Gòn có dư nợ tại BIDV là 230 tỷ đồng. Công ty này đã được cơ cấu nợ nhiều lần nhưng vẫn không trả được nợ.
CTCP nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) dư nợ tại BIDV là 723 tỷ đồng; dư nợ tại 4 tổ chức tín dụng khác là 2.588 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Khải Vy có dư nợ tại BIDV là 412 tỷ đồng. CTCP Tiến Phước và 990 có dư nợ tại BIDV là 1.823 tỷ đồng.
CTCP Thép Vạn Lợi có dư nợ tại BIDV là 350 tỷ đồng, hiện vẫn còn tài sản bảo đảm và đang trong giai đoạn tái cơ cấu.
Hàng loạt lãnh đạo bị khởi tố trong các đại án thất thoát hàng nghìn tỷ
|
Ông Trần Bắc Hà bị bắt và Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú hiện tại đang có quá nhiều việc cần phải làm |
3 ngân hàng rót vốn cho dự án này là: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB, chi nhánh Hà Tĩnh), ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ( BIDV, chi nhánh Hà Tĩnh) và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, chi nhánh Hà Tĩnh).
Trong quá trình thực hiện dự án, Gang thép Hà Tĩnh và các tổ chức tín dụng cho vay có nhiều sai phạm như năng lực tài chính của chủ đầu tư, chỉ định thầu, cho vay vốn không đảm bảo điều kiện...
Dự án "chết yểu", chủ đầu tư không có khả năng trả nợ, rõ ràng, việc 3 "ông lớn" ngân hàng chỉ vớt vát được số tiền hơn 205 tỷ đồng từ việc phát mại, đấu giá những tài sản hoen ghỉ đã hình thành còn sót lại của dự là quá "bèo bọt" so với số tiền 1.500 tỷ đồng ngân sách Nhà nước thất thoát.
3 "ông lớn" ngân hàng với sự mạo hiểm cho chủ dự án thế chấp tài sản hình thành trong tương lai để vay số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng gây thất thoát ngân sách Nhà nước đến nay vẫn chưa bị "điểm mặt, chỉ tên". Các cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan khi để xảy ra các vi phạm về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng tại Công ty cổ phần Gang thép Hà Tĩnh đang là điều khiến dư luận rất quan tâm.
Vỡ trận BOT và áp lực đòi nợ
Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho thấy đến cuối tháng 12/2016, có 20 TCTD cho vay lĩnh vực này với tổng hạn mức tín dụng là 163.097 tỷ đồng, trong đó tổng số dư tín dụng là 84.235 tỷ đồng (chiếm hơn 2/3 tín dụng cho lĩnh vực giao thông). Khi đó, nợ xấu rất ít chỉ có 2,6 tỷ đồng, còn hầu hết đều đạt tiêu chuẩn.
Như vậy, chỉ trong 3 năm qua, các ngân hàng đã “bơm” thêm gần 20.000 tỷ đồng vào các dự án BOT, BT giao thông. Đây được đánh giá là lĩnh vực rủi ro nhưng nhiều “ông lớn” ngân hàng gồm BIDV, VietinBank, SHB và Vietcombank đã rất tích cực cho vay với tổng dư nợ chiếm tới 89,8% so với toàn ngành. Trong đó, dư nợ cho vay của BIDV và VietinBank chiếm tới 77,8%.
Sau khi hệ thống ngân hàng đã “bơm” hàng tỷ USD cho vay đầu tư các dự án BOT, BT giao thông, quá trình xây dựng, khai thác và vận hành các công trình này lại không diễn ra như “kịch bản” đề ra khi phê duyệt giải ngân.
Theo báo cáo của NHNN, đã có 17 dự án bị chậm tiến độ với tổng số tiền cam kết cấp tín dụng là 18.260 tỷ đồng, dư nợ đến cuối tháng 12/2016 hơn 8.600 tỷ đồng.
Hơn nữa, việc trả nợ vay của các chủ đầu tư BOT, BT giao thông lại rất bi đát do có tới 30 trong 93 dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng không đạt doanh thu như phương án tài chính ban đầu với dư nợ khoảng 53.290 tỷ đồng.
BIDV có 7 dự án không đạt dự kiến doanh thu với dư nợ 6.582 tỷ đồng, chiếm 0,64% tổng dư nợ.
Kế hoạch tài chính “đổ vỡ” khiến cho nhiều ngân hàng đã bị “mắc cạn” trong khối nợ vay rất lớn, nợ xấu phát sinh khó xử lý.
Điển hình là Công ty Cổ phần TASCO (mã: HUT) hiện là chủ đầu tư của hàng loạt dự án giao thông theo hình thức BOT, BT, BOO với nhiều tuyến đường huyết mạch và các trạm thu phí tự động trên quy mô toàn quốc. Tuy nhiên, có 3 trên 5 trạm thu phí BOT của TASCO không thu được phí đã ảnh hưởng rất lớn tới dòng tiền và hiệu quả kinh doanh, làm “vỡ” kế hoạch tài chính trong năm 2018.
“Ông trùm” BOT này đã huy động vốn vay từ 3 ngân hàng lớn gồm BIDV, Vietcombank, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để đầu tư các dự án BOT, BT giao thông ở nhiều địa phương. Tổng dư nợ vay dài hạn đến cuối năm 2016 lên gần 4.015 tỷ đồng, nguồn trả nợ gốc và lãi vay là nguồn thu từ trạm thu phí này.
Trong số này, BIDV là chủ nợ lớn nhất đã cho TASCO vay gần 2.215 tỷ đồng. Riêng dự án nâng cấp Quốc lộ 1 ở tỉnh Quảng Bình theo hình thức BOT, ngân hàng đã cho vay tới 1.531 tỷ đồng, thời hạn vay 19,5 năm, ân hạn tối đa 30 tháng… Ngoài ra, BIDV còn cho công ty này vay 970 tỷ đồng để làm dự án BT tuyến đường Lê Đức Thọ đến KĐT Xuân Phương (Hà Nội), BT vay trong 5 năm.
Những khoản nợ xấu nghìn tỷ cứ cộng dồn, bủa vây lấy BIDV thời điểm trước và hiện tại đang là áp lực nặng nề lên ban lãnh đạo của nhà băng này!
Theo Hoàng Lan (TH)/SHTT