Về thời gian thực hiện việc ứng dụng giải pháp công nghệ để lọc các thuê bao phát tán cuộc gọi rácCục Viễn thông cho biết, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã triển khai biện pháp ngăn chặn cuộc gọi rác từ ngày 1/7/2020. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty Viễn thông MobiFone áp dụng triển khai trước ngày 1/8/2020.
Tiếp đó, 6 công ty cổ phần bao gồm Vietnamobile, Viễn thông Đông Dương, Viễn thông Hà Nội, Hạ tầng CMC, Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Viễn thông FPT, thông báo sẽ triển khai trước ngày 1/10/2020.
|
Tất cả các thuê bao bị xác định là nguồn phát tán cuộc gọi rác sẽ bị khóa chiều gọi đi (nội mạng) và chiều gọi đến (liên mạng). (Ảnh minh họa) |
Cục Viễn thông cùng các doanh nghiệp đã thống nhất đưa ra 5 tiêu chí để xác định cuộc gọi rác gồm: Tần suất thực hiện cuộc gọi; tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn; tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn; tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ; đặc điểm hành vi sử dụng.
Các tiêu chí này được sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu (big data) và máy học (machine learning) để nhận diện thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác.
Bên cạnh đó, Cục Viễn thông cũng đưa ra 4 bước để để nhà mạng ngăn chặn các cuộc gọi này. Theo đó, nhà mạng sẽ thu nhập ý kiến phản hồi của khách hàng đã nhận cuộc gọi nghi ngờ là cuộc gọi rác với những cuộc gọi thuộc diện nghi ngờ. Việc thu nhập ý kiến này sẽ được thực hiện qua tin nhắn và khách hàng có thể trả lời bằng cách nhấn nút có hoặc không.
Các thuê bao phát tán cuộc gọi rác sẽ bị chặn chiều gọi đi nếu số lượng phản hồi (theo quy định) càng nhiều từ khách hàng.
Đáng chú ý, theo Cục Viễn thông, trường hợp doanh nghiệp viễn thông không thực hiện biện pháp ngăn chặn cuộc gọi "rác" thì có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Cục Viễn thông nhấn mạnh, việc xử lý căn bản các loại rác viễn thông (sim rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác) là trách nhiệm của người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông để phát triển thị trường bền vững, lành mạnh.
Theo Mai Anh/Tạp chí Kinh tế Môi trường