|
Cen Group bị khách hàng căng băng rôn đòi nợ tại trụ sở 137 Nguyễn Ngọc Vũ, sáng 5/10. |
Khách hàng “vây ráp” tập đoàn Cen Group đòi tiền đầu tư dự án Vườn Sen
Ngày 5/10, khách hàng của Cen Group tổ chức căng băng rôn, đòi lại số tiền đã đầu tư vào dự án Vườn Sen (Từ Sơn – Bắc Ninh).
Sáng 5/10, tại trụ sở Tập đoàn bất động sản Cen Group, hàng chục băng rôn đỏ được treo đỏ một góc phố Nguyễn Ngọc Vũ, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Những tấm băng rôn đỏ mang nhiều nội dung như: “Cen Land hay dừng ngay thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Công bằng ở đâu, công lý ở đâu, Cen Land, Cen Home, Cen Group trả lại tiền cho chúng tôi”, “Tập đoàn Dabaco bắt tay Cen Land và Nam Hồng lừa dối khách hàng dự án Vườn Sen”…
Theo tìm hiểu, đây là hoạt động của những khách hàng của tập đoàn Cen Group bỏ tiền đầu tư vào dự án Vườn Sen tại Bắc Ninh. Mặc dù, trên giấy tờ, Cty Nam Hồng vẫn là chủ đầu tư dự án, nhưng trong quá trình chào bán, Cen Group lại tự nhận chủ nhân dự án. Sau đó, đơn vị này đã huy động số tiền hàng chục tỷ đồng của nhiều khách hàng, “qua mặt” chủ đầu tư.
Bà N.H.H, một khách hàng của Cen Group cho biết, do tin lời đường mật nên đã xuống tiền đặt cọc mua 8 căn shophouse với số tiền lên tới 11,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi phát hiện ra hành vi gian dối của Cen Group, bà H quyết tâm đòi lại số tiền đặt cọc kể trên. Đồng thời tố cáo hành vi gian dối, bắt tay trốn thuế của bộ ba là Cen Group, Cty Nam Hồng và Dabaco Group.
Bà H cho biết, trong buổi sáng 5/10, đại diện Cen Group đã xuất hiện và làm việc. “Đại diện Cen Group nói với tôi, nếu đồng ý thì ngay sáng mai sẽ chuyển trả trước 8 tỷ đồng. Số tiền 3,5 tỷ đồng còn lại sẽ trả nốt trong vòng nửa tháng. Tôi không đồng ý với phương án này vì đã mất niềm tin. Rất nhiều lần tập đoàn này hứa hẹn trả tiền nhưng lại nuốt lời…”, bà H thông tin.
Theo đó, ngày 7/9, sau rất nhiều lần thương thảo, đại diện Cen Group đồng ý trả lại số tiền 11,5 tỷ đồng cho bà H.
Sáng 8/9, tập đoàn này thông báo cho bà H biết Ban Tài chính đã duyệt chi, chỉ đợi Ban Pháp chế chỉnh sửa hợp đồng.
Một ngày sau, tập đoàn này lại thông báo cho bà H, nảy sinh vấn đề không thanh lý được hợp đồng do khúc mắc về khoản thuế phí với Cty Nam Hồng.
Ngày 10/9, tập đoàn này tiếp tục thông báo “vẫn chưa chốt xong với Cty Nam Hồng”.
“Ngày 11/9, đại diện Cen Group thông báo với tôi vẫn chưa có tiền và cho biết, Chủ tịch tập đoàn (ông Nguyễn Trung Vũ) chỉ đạo xử lý trong tuần này. Thứ hai ngày 14/9, tôi có gọi cho đại diện Cen Group, người này cho biết, sếp Vũ yêu cầu sang làm việc lần nữa. Tôi không đồng ý với cách làm việc này, từ đó đến nay hai bên chưa ngồi lại với nhau. Tôi cho rằng, đây là cách làm việc không đàng hoàng, khó tìm được tiếng nói chung”, bà H bức xúc.
Tới ngày 15/9, Sở Xây dựng Bắc Ninh, đại diện là ông Nguyễn Tiến Tài, Giám đốc đã làm việc với bà H cùng luật sư về những tố cáo liên quan tới dự án Vườn Sen. Vị này khẳng định, mọi giao dịch liên quan đến nhà ở hình thành trong tương lai đối với các lô đất L027 theo đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt tại QĐ 284, trước ngày 27/6/2019 là vi phạm Luật về nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản. Trong khi đó, bà H ký hợp đồng đặt mua dự án Vườn Sen với Cen Group ngày 22/5.
Điều đáng bàn, cho tới nay, Sở này cũng chưa hề nhận được hồ sơ đề nghị chuyển nhượng dự án của Cty Nam Hồng theo chủ trương đầu tư do UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt ngày 29/11/2017. Câu hỏi đặt ra là, ai mới là chủ đầu tư thực sự của dự án Vườn Sen. Điều này càng lám dấy lên những hoài nghi móc ngoặc trốn thuế của bộ ba Cen Group, Cty Nam Hồng và Dabaco Group.
Nhìn lại 18 năm hình thành và phát triển, đây không phải lần đầu tiên, Cen Group bị khách hàng xướng tên lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn trái phép.
Tròn 7 năm trước thông tin trên báo chí, ngày 28/9/2013, cũng tại trụ sở 137 Nguyễn Ngọc Vũ, hàng chục khách hàng đã căng băng rôn đỏ tố Cen Group “lừa đảo” với khẩu hiệu đầy cay đắng “Hãy tránh xa công ty lừa đảo Cen Group”. Đây đều là những người mua nhà thuộc dự án Dự án Chung cư Binh đoàn 12 tại thôn Ngọc Đại (Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) bị Cen Group chiếm dụng vốn suốt 3 năm.
Theo đó, để được mua căn hộ của Binh đoàn 12, nhiều người phải làm một hợp đồng vay vốn với Công ty TNHH Quản lý bất động sản Thế Kỷ, thuộc Cen Group, do bà Trần Thị Thanh Bình làm Giám đốc. Bà Bình là vợ của Nguyễn Trung Vũ,Tổng giám đốc Tập đoàn Cen Group – hiện đang là Chủ tịch HĐQT.
Theo hợp đồng, khách hàng sẽ đồng ý cho Cen Group vay số tiền góp vốn bằng 30% giá trị căn hộ trong thời hạn 9 tháng. Đổi lại, khách hàng sẽ được quyền mua căn hộ của Cen Group, mỗi căn hộ có diện tích từ 69 – 82m2 với giá là 14 triệu/m2. Ngoài phần góp vốn này, mỗi khách hàng còn phải trả cho Cen Group số tiền chênh lệch 2,2 triệu/m2. Thời gian giao nhà dự kiến do chủ đầu tư cam kết là vào cuối Quý I/2012.
Nhưng nhiều năm sau thời điểm góp vốn, dự án vẫn chỉ là bãi đất trống. Mất đi niềm, người mua nhà đã nhiều lần đấu tranh yêu cầu Cen Group hoàn lại số tiền đầu tư nhưng bị từ chối.
Theo một nguồn tin của Doanh nhân Việt Nam, sau 7 năm, nhiều khách hàng của Cen Group tại dự án Chung cư Binh đoàn 12 vẫn chưa nhận lại đủ số tiền đầu tư.
Nhiều khách hàng của tập đoàn này thở dài mất niềm tin vào Cen Group!
KẾ TOẠI
Link gốc : https://doanhnhanvn.vn/khach-hang-vay-rap-cen-group-doi-tien-du-an-vuon-sen-21313.html
Bạn đang đọc bài viết Khách hàng “vây ráp” tập đoàn Cen Group đòi tiền đầu tư dự án Vườn Sen tại chuyên mục Bất động sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Không chỉ riêng doanh nghiệp Công Thanh “mắc kẹt” tại dự án KĐT mới Đông Hương, nhiều doanh nghiệp cũng từng “khổ sở” vì thủ tục hành chính tại Thanh Hóa.
Ngày 5/10/2020, huyện Đông Anh tổ chức khởi công 3 dự án trọng điểm chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.
Hỗ trợ lãi suất từ ngân hàng và chủ đầu tư, đơn giản hóa thủ tục vay mua nhà, thời gian vay dài… là những tín hiệu tích cực thúc đẩy thị trường bất động sản căn hộ và nhà ở trong bối cảnh dịch Covid
Đứng trước nguy cơ phá sản, Doanh nghiệp dự án – CTCP BOT cầu Bạch Đằng cùng các nhà đầu tư Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao vừa cùng ký văn bản xin Thủ tướng giải cứu.
Có thể thấy, việc một chủ đầu tư liên tiếp có những gói thầu sát giá, tiết kiệm thấp là điều bất thường và đây chính là dấu hiệu cho các cơ quan như thanh tra, kiểm toán… kiểm tra, giám sát
Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, khi đầu tư vào nhà vườn NĐT cần lưu tâm tương lai khu vực đó có phát triển thành khu dân cư hoặc khu nghỉ dưỡng hay không?
Dự án sử dụng trên 10 ha đất lúa dù chưa được Thủ tướng chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng chủ tịch thị trấn Trại Cau khi đó là ông Vũ Đăng Khoa đã ký, xác nhận việc chuyển nhượng đất.
Hiện nay nhiều nhà chung cũ tại các thành phố như TP.HCM và Hà Nội, Hải Phòng đang rơi vào tình cảnh "sống trong sợ hãi" vì đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chưa tìm được phương án xử lý thỏa đáng.
Mới đây, anh Lê Quyết Thắng được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch CLB Pickleball Doanh nhân trẻ Việt Nam - một dấu mốc mới trong hành trình cống hiến của anh cho thể thao, doanh nhân và xã hội.
Tại thời điểm đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển (HSDST) có 2/8 thành viên Tổ chuyên gia không có Chứng chỉ đào tạo đấu thầu, không đảm bảo điều kiện theo quy định; Báo cáo đánh giá của Tổ chuyên gia không
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang vào cuộc kiểm tra, xác minh thông tin và xử lý việc quảng cáo có nội dung báo cáo thử nghiệm lâm sàng trên sản phẩm Nestlé Milo của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh đối với Công ty TNHH Nhất Nhất số tiền 200 triệu đồng.
Ngày 15/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức được công bố là một trong sáu ngân hàng tiên phong phát hành dòng thẻ đồng thương hiệu NAPAS và Mastercard
HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỉ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước tung ra
Nestlé Việt Nam bị cho là đã “gắn mác” Viện Dinh dưỡng khi quảng cáo sữa Milo với nội dung gây hiểu lầm về hiệu quả sản phẩm.
Từ một doanh nghiệp nợ thuế dai dẳng, kéo dài, Vinaconex 16 mới đây đã bất ngờ “thâu tóm” một khu đất vàng quy mô rộng hơn 1.000 m2, bám quốc lộ 1A thuộc trung tâm hành chính, kinh tế huyện Quỳnh Lưu
Công ty TNHH Nhất Nhất bị phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về một số sản phẩm.
Novaland cho biết, chưa đủ khả năng tài chính để trả các khoản vay, phần lớn các khoản nợ dự kiến sẽ được giải quyết từ cuối năm 2026 đến năm 2027.
Cơ quan thanh tra vừa công bố kết luận thanh tra một số nội dung tại MB Bắc Sài Gòn.
Nhiều doanh nghiệp “quen mặt” như: Công ty TNHH Một thành viên Lâm Hoàng Lan; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Minh;
Nhiều trường hợp người mua bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) này chi trả nhưng doanh nghiệp khác từ chối. Chuyên gia lưu ý, cần hiểu nguyên tắc bồi thường và tham gia bảo hiểm đủ nhu cầu để t
Tổng tài sản KienlongBank chạm mốc 97.164 tỷ đồng, với hơn 95% giao dịch qua kênh số, đưa ngân hàng vào top 10 ngân hàng có chỉ số EPS cao nhất 4 quý gần nhất.
Từ vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định, trong 4 năm (từ tháng 8/2021 đến nay) có 573 nhãn hiệu sữa bột giả được tung ra thị trường.
Sau vụ đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an triệt phá, các cơ chuyên môn cũng nhanh chóng siết chặt quản lý.
Trên sản phẩm sữa Milo, hình ảnh các em nhỏ nhảy múa vui vẻ bên ly sữa cùng khẩu hiệu "được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh Dưỡng”…
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt dịch vụ Loa thanh toán – thiết bị hỗ trợ thông báo biến động số dư bằng giọng nói, đồng thời dành tặng vô vàn ưu đãi, quà tặng hấp dẫn khác.
Trong khi đó, F88 đang vay nợ ngắn hạn 1.457 tỷ đồng và vay nợ dài hạn 1.450 tỷ đồng với lãi vay tối đa 12%/năm, vay trái phiếu với lãi suất cố định từ 10,5% - 11,5%/năm.