Vụ công trình xây dựng xâm phạm thành Cổ Loa: Người dân tiếp tục lên tiếng phản ánh

ĐTVN 16:02 27/09/2021

Vụ hơn 20 công trình xây dựng xâm phạm thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) khiến người dân vô cùng bức xúc. Mới đây, họ tiếp tục lên tiếng vì cho rằng kết luận của UBND huyện Đông Anh không khách quan.

Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc (nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội). Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt, về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, về việc chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu- Trọng Thuỷ. Dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Năm 1962 Cổ Loa được công nhận Di tích quốc gia, 2012 mới trở thành Di tích quốc gia đặc biệt có giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ.

Bà Hương cho rằng, kết luận của UBND huyện Đông Anh né tránh sai phạm của ông Nguyễn Kim Nhật về việc tự ý cho đổi đất, thu hồi đất nông nghiệp, xây dựng Nhà văn hóa xóm Chùa trong vòng thành Lõi thuộc khu vực thành Nội.

Theo người dân phản ánh, là một di tích có hàng nghìn năm tuổi nhưng đến nay thành Cổ Loa vẫn đang bị “chảy máu” bởi nhận thức của người dân cộng vào đó chính quyền địa phương không sát sao trong công tác quản lý.

Mới đây, liên quan đên sự việc này, ngày 21/7/2021, UBND huyện Đông Anh đã có kết luận số 25/KL-UBND về nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Kim Nhật, Chủ tịch UBND xã Cổ Loa. Sau khi bản kết luận này được đưa ra, nhiều người dân đã thể hiện sự bức xúc vì cho rằng kết luận này không khách quan.

Cụ thể, trong đơn gửi cơ quan báo chí, bà Vũ Thị Hương (sinh năm 1974, ngụ xóm Gà, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) cho biết nội dung Kết luận nội dung tố cáo nêu trên không khách quan, chính xác.

Theo bà Hương, thứ nhất, về giải quyết sai phạm của ông Nhật trong việc quản lý đất đai tại thành Lõi, thuộc khu vực thành Nội: Kết luận của UBND huyện Đông Anh né tránh sai phạm của ông Nguyễn Kim Nhật về việc tự ý cho đổi đất, thu hồi đất nông nghiệp, xây dựng Nhà văn hóa xóm Chùa trong vòng thành Lõi thuộc khu vực thành Nội.

“Trong đơn tố cáo gửi UBND huyện Đông Anh, tôi đã đưa ra sai phạm của ông Nhật về việc tự ý cho đổi đất, thu hồi đất nông nghiệp của gia đình ông Trường và ông Thành ở khu đất Lõi, thuộc khu vực thành Nội Khu di tích Cổ Loa cần được bảo tồn, lấy đất đó để xây dựng trái phép tại thôn Chùa, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Tuy nhiên, khi giải quyết tố cáo của tôi, UBND huyện không hề để cập đến việc ông Nhật tự ý đổi đất, thu hồi đất của hai hộ gia đình nói trên, mà chỉ trình bày, chứng minh rằng: Dự án Cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa xóm Chùa, xã Cổ Loa đã được phê duyệt, triển khai đầu tư, xây dựng theo đúng quy định và kết luận: Nội dung tôi tố cáo ông Nguyễn Nhật Kim về quản lý đất đai cho xây dựng Nhà văn hóa xóm Chùa, xã Cổ Loa trên diện tích đất nông nghiệp là tố cáo sai”, bà Hương nói.

Bà Hương dẫn chứng, thường trực hội đồng nhân dân xã chỉ phê duyệt dự án Cải tạo, nâng cấp Nhà văn hóa xóm Chùa chứ không cho phép xây mới hoàn toàn như ông Nhật đã thực hiện. Rõ ràng, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới là hai việc khác nhau hoàn toàn. Ông Nhật xây dựng mới như vậy là trái phép, không đúng dự án mà Thường trực hội đồng nhân dân xã phê duyệt.

“Đáng lý ra UBND cần làm rõ trong hồ sơ xét duyệt dự án gửi HĐND, ông Nhật có nêu là đã thu hồi của 2 hộ gia đình kia để mở rộng diện tích đất xây dựng không? Việc mở rộng diện tích đất như vậy có phải để xin cấp thêm ngân sách? Đối với việc hồ sơ gửi lên HĐND là xin cải tạo, nâng cấp mà khi thực hiện ông Nhật lại cho xây mới hoàn toàn, HĐND có biết, có ý kiến và có hình thức xử lý nào đối với sai phạm trong khi thi công dự án của ông Nhật hay không? Tuy nhiên UBND lại né tránh hoặc giải thích một cách mâu thuẫn, khiên cưỡng. Nay tôi đề nghị UBND xác minh, làm rõ những vấn đề trên”, bà Hương đề nghị.

"Như vậy, ông Nguyễn Kim Nhật đã có hành vi sai phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai: tự ý cho đổi đất, thu hồi đất của người dân; làm trái dự án Cải tạo nâng cấp Nhà văn hóa xóm Chùa (xây mới hoàn toàn) và phớt lờ chủ trương chính sách bảo tồn Khu di tích Cổ Loa của Nhà nước, cố ý xây dựng Nhà văn hóa xóm Chùa trên diện tích đất thuộc vòng Nội Khu di tích. Việc UBND huyện Đông Anh kết luận ông Nhật không vi phạm về quản lý dất đai cho xây dựng Nhà văn hóa xóm Chùa là sai, có dấu hiệu bao che sai phạm", bà Hương viết trong đơn.

Cũng theo bà này, về giải quyết sai phạm trong việc quản lý đất đai tại khu bãi Miễu, UBND huyện Đông Anh có dấu hiệu bao che sai phạm của ông Nhật khi kết luận rằng: “Có hộ gia đình xây dựng công trình vi phạm trước thời điểm ông Nhật giữ chức vụ Phó chủ tịch và chủ tịch UBND xã Cổ Loa”.

Được biết, khu vực bãi Miễu là khu khảo cổ học, đã được khai quật, tổ chức khảo cổ từ nhiều năm trước và được xác định là khu vực sinh sống của người Việt cổ, cần được bảo vệ nghiêm ngặt theo Luật di sản. Đây là nơi tuyệt đối không được xâm phạm. Tuy nhiên, vẫn có hộ dân được làm nhà, xây dựng nhiều công trình khác trên khu đất này.

Trong đơn của bà Hương nói thêm, về việc giải quyết tố cáo ông Nhật để Hội sinh vật cảnh Nhật Cường xây dựng trái phép trên diện tích đất nông nghiệp tại Khu Đống Lủi, xã Cổ Loa, UBND huyện Đông Anh trình bày trong Kết luận như sau: “Ngày 03/7/2018, UBND huyện Đông Anh có Quyết định số 3363/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả trúng đấu giá thuê quyền sử dụng 9.562,2m2 đất nông nghiệp tại xứ đồng Tiên Hội, thôn Mít, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh cho ông Lại Văn Quý, địa chỉ thường trú Xóm Chợ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh.”

"Tuy nhiên, tôi đã sinh sống ở đây gần 30 năm nhưng không thấy UBND huyện ban bành bất kỳ thông báo nào về việc đấu giá thuê quyền sử dụng 9.562,2m2 đất nông nghiệp tại xứ đồng Tiên Hội. Việc ông Quý trúng đấu giá là không có cơ sở, tôi không đồng ý với việc giải quyết như trên của UBND huyện Đông Anh. Do đó, tôi đề nghị UBND huyện Đông Anh cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc đấu giá thuê quyền sử dụng đất của ông Quý.

Bà Hương cho rằng, kết luận trên né tránh việc ông Nhật tự ý thu hồi đất nhà ông Trường, ông Thành để lấy đất xây Nhà văn hóa xóm Chùa; làm trái dự án Cải tạo, nâng cấp Nhà văn hóa xóm Chùa được Thường trực hội đồng nhân dân xã phê duyệt (ông Nhật không cải tạo, nâng cấp mà cho xây mới hoàn toàn); làm trái chủ trương, chính sách bảo tồn khu di tích Cổ Loa của Nhà nước, phớt lờ ý kiến của Ban quan lý khu di tích Cổ Loa để xây dựng Nhà văn hóa xóm Chùa trong khu vực thành Nội; mập mờ trong việc thuê quyền sử dụng 9.562,5m2 đất nông nghiệp của ông Quý; né tránh việc ông Nhật cho phép người dân xây dựng nhà, xưởng sản xuất, chăn nuôi tại khu vực bãi Miễu- khu khảo cổ học cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

20 công trình xâm phạm thành Cổ Loa

Ông Nguyên Văn Xuân, thuộc phòng quản lý thành Cổ Loa cho biết, từ năm 2020 đến nay đã có hơn 20 công trình xây dựng xâm phạm đến thành Cổ Loa. Sau khi phát hiện cũng đã lập biên bản gửi lên chính quyền xã. Tuy nhiên, do thẩm quyền xử lý có hạn nên cũng chỉ biết lập biên bản gửi chính quyền địa phương.

Các vi phạm xảy ra tại xã Cổ Loa.

Về công trình xây dựng, cải tạo nhà văn hóa thôn Chùa ông Xuân cho hay, đối với công trình này là nằm trong đất của thành. Khi phát hiện việc cải tạo lại thành nhà văn hóa thôn thôn phía ban quản lý thành Cổ Loa cũng đã lập biên bản gửi chính quyền địa phương. “ Chúng tôi quyền hạn cũng chỉ đến thế nên chỉ lập và gửi văn bản lên xã Cổ Loa rồi chờ họ hoàn thiện thủ tục thôi…, Còn các công trình khác thì có công trình bị cưỡng chế, có công trình không…”, ông Xuân cho biết.

Ngoài ra, ông Xuân còn chia sẽ, đối với tình trạng này thì hiện này chúng tôi mong rằng cơ quan có thầm quyền cần vào cuộc hơn nữa để xác định nguồn gốc đất. Có phương án cho những hộ đang sinh sống trên đất của thành mà đã có sổ đỏ bây lâu nay.

Luật sư nói gì về UBND huyện Đông Anh có chậm trễ giải quyết tố cáo của công dân?

Trong đơn, bà Hương cho rằng, việc giải quyết tố cáo của UBND huyện Đông Anh chậm trễ. Cụ thể, bà này dẫn chứng, ngày 10/3/2021, UBND huyện Đông Anh tiếp nhận đơn tố cáo của bà. Bà nói rằng, căn cứ quy định trên thì chậm nhất là ngày 20/3/2021 bà phải nhận được thông báo thụ lý tố cáo bằng văn bản của UBND huyện Đông Anh. Tuy nhiên, đến tận ngày 29/4/2021 (sau khoảng 50 ngày kể từ ngày UBND huyện nhận đơn), UBND huyện Đông Anh mới ra thông báo số 2819/TB-UBND về việc thụ lý giải quyết tố cáo.

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Huy An, đoàn Luật sư TP. Hà Nội nêu quan điểm. Theo Luật tố cáo có quy định tại Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”. Như vậy hiện UBND huyện Đông Anh đang vi phạm về quy định về thời hạn giải quyết tố cáo.

Trong trường hợp sai phạm trong việc giải quyết đơn thì luật tố cáo có quy định về các hình thức. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi không ban hành kết luận nội dung tố cáo có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức cảnh cáo “Điều 22. Xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo

Minh Anh/Sở Hữu Trí Tuệ và Sáng Tạo

Bạn đang đọc bài viết Vụ công trình xây dựng xâm phạm thành Cổ Loa: Người dân tiếp tục lên tiếng phản ánh tại chuyên mục Đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Đô thị
Tin tức mới nhất