Vải thiều Lục Ngạn: ‘Hãy thụ hưởng, đừng giải cứu’

DTVN 09:03 06/06/2021

Đây là quan điểm nhìn từ góc độ hợp tác xã sản xuất Vải thiều Lục Ngạn, nhằm tăng cường bảo vệ, phát triển và khai thác hiệu quả thương hiệu quốc gia “Vải thiều Lục Ngạn” trong bối cảnh hiện nay.

LTS: Trong bối cảnh tăng cường xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp quốc gia được bảo hộ sở hữu trí tuệ, PV Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo đã có cuộc trao đổi với Bà Hồ Kiều Oanh – PGĐ HTX Lục Ngạn Xanh về chủ đề tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn trong bối cảnh Covid-19, vừa đảm bảo hiệu kinh tế gắn với xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia “Vải thiều Lục Ngạn”.

Bà Hồ Kiều Oanh giới thiệu về sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn được HTX - PGĐ HTX Lục Ngạn Xanh trồng theo tiêu chuẩn Global GAP (xuất khẩu thị trường Nhật Bản, Mỹ).

PV: Thưa bà Hồ Kiều Oanh - PGĐ HTX Lục Ngạn Xanh, Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia từ năm 2008. Với tư cách là HTX sản xuất Vải thiều Lục Ngạn, bà hãy vui lòng cho độc giả của Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo được biết đôi điều về Vải thiều Lục Ngạn, cũng như ý nghĩa của việc loại quả này được cấp văn bằng bảo hộ về sở hữu trí tuệ - đó là bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia?

Bà Hồ Kiều Oanh: Xin kính chào độc giả của Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo.

Như chúng ta đã biết, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đặc sản, có thương hiệu nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang. Với những điều kiện khác biệt về đất đai, tiểu khí hậu cùng với kỹ thuật canh tác của người dân, Vải thiều Lục Ngạn có chất lượng đặc thù, nổi tiếng thơm ngon.

Vải thiều Lục Ngạn có đặc trưng hình dáng quả tròn, màu đỏ tươi khi chín, gai nhẵn, trọng lượng trung bình 30 gr/quả, cùi dày, tỷ lệ thịt quả phần ăn được khoảng 80%, hạt nhỏ, vị ngọt đậm, không chua, không chát, có mùi thơm đặc trưng.

Vải thiều Lục Ngạn được xếp là Top 50 loại trái cây ngon nhất Việt Nam, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia theo số đăng ký 00015 tại Quyết định số 1012/QĐ-SHTT ngày 20/6/2008 của Cục Sở hữu trí tuệ.

Sự kiện Vải thiều Lục Ngạn được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý là căn cứ quan trọng để phát triển thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn.

Hiện nay, Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở 8 quốc gia trên thế giới, được bảo hộ tại toàn bộ liên minh Châu Âu. Do đó, việc phát triển chỉ dẫn địa lý Lục Ngạn đối với sản phẩm vải thiều là trách nhiệm chung của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức, cá nhân và các chủ thể có liên quan đặc biệt là tỉnh Bắc Giang.

Ở đây, chúng tôi không ám chỉ tới việc so sánh chất lượng Vải thiều Lục Ngạn với Vải thiều ở các nước khác, vùng khác ở Việt Nam. Nhưng rõ ràng, chất lượng đặc trưng của Vải thiều Lục Ngạn đã góp phần tạo nên thương hiệu và được xã hội, người tiêu dùng trong và ngoài nước công nhận. Theo đó, giá trị thương hiệu từ quả Vải thiều Lục Ngạn xứng đáng được trao trả lại một phần cho người dân.

PV: Theo như trao đổi của Bà, Vải thiều Lục Ngạn là loại đặc sản. Như vậy, được hiểu nó sẽ cần một phân khúc thị trường riêng để tiêu thụ. Bà có đánh giá gì về việc khai thác giá trị của thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn trong thời gian qua?

Bà Hồ Kiều Oanh: Ở Lục Ngạn, có nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp có quy mô sản xuất vải thiều rất lớn. HTX Lục Ngạn Xanh có quy mô vừa. Chúng tôi định hướng tập trung vào chất lượng, an toàn.

Ở bình diện chung, chúng tôi thấy rằng những năm qua ngành nông nghiệp và tỉnh Bắc Giang đã quan tâm, đầu tư rõ rệt cho sản phẩm Vải thiều, coi đây là sản phẩm đặc thù định hướng xuất khẩu. Từ đó, giá trị thương hiệu được nâng cao, việc tổ chức sản xuất cũng được chuyên môn, chuyên nghiệp hơn theo hướng hiện đại, sạch, chất lượng.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc khai thác giá trị của thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế.

Ví dụ, về mặt nhận diện sản phẩm và bảo hộ độc quyền sản phẩm. Mặc dù công tác bảo hộ được làm tốt nhưng việc quản lý và sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý chưa được quan tâm. Hộ sản xuất, hợp tác xã và người dân địa phương vẫn chưa thấy được ý nghĩa của việc gắn tem chỉ dẫn địa lý lên sản phẩm. Ít doanh nghiệp và hệ thống phân phối trong nước hiểu và có nhu cầu sử dụng dấu hiệu chỉ dấn địa lý khi kinh doanh. Vì vậy, người tiêu dùng hầu như không quen và có khái niệm sử dụng sản phẩm cần có logo bảo hộ. Công tác quản lý, xử phạt các vi phạm về sử dụng dấu hiệu gặp khó khăn. Tất cả các lý do đó dẫn đến sản phẩm trên thị trường (chủ yếu là nội địa) hiện nay chưa có nhiều thông tin để giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc Lục Ngạn, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Hay, về vấn đề xúc tiến thương mại. Thị trường trong nước với phân khúc vải thiều Lục Ngạn loại 1 vẫn chưa được quan tâm và khái thác trong nhiều năm qua.

Ví dụ như vụ vải năm 2020, giá bán lẻ vải thiều bán tại thị trường Hà Nội trung bình giao động từ 30.000 – 35.000 đ/kg. Nhưng tại Lục Ngạn cùng thời điểm, Vải thiều loại 1 vẫn được thu mua xuất khẩu với giá từ 35.000 đ – 40.000 đ/kg, thậm chí lên tới 55.000 đ/kg.

Theo kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với cây vải thì các dòng sản phẩm loại 1 hầu như không được tiêu thụ trong nước mà chủ yếu dành cho xuất khẩu. Ở vụ vải năm 2021 cũng vậy, tại thời điểm 30/5, Vải sớm Lục Ngạn mới đầu vụ thu hoạch với các dòng chủ yếu là Vải U hồng và Vải lai sớm, chiếm 25% sản lương toàn vụ. Mức giá loại 1 để xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn được thu mua giao động từ 28.000 – 32.000 đ/kg. Mức giá loại thấp hơn cho thị trường trong nước là từ 17.000 – 20.000 đ/kg. Trong khi đó, ở nhiều nơi (kể cả ở Hà Nội), vải thiều được bán với giá 20.000 đ/kg thậm chí thấp hơn. Điều này giải thích rằng, sản phẩm bày bán không phải là dòng vải thiều Lục Ngạn hoặc là dòng vải có chất lượng thấp hơn.

PV: Với tư cách là HTX trực tiếp sản xuất Vải thiều Lục Ngạn, chắc hẳn HTX Lục Ngạn Xanh cũng trăn trở về việc tiêu thụ vải khi địa phương đang có dịch Covid-19, đặc biệt là khâu định hướng tâm lý của thị trường. Về vấn đề này, Bà có chia sẻ gì với độc giả?

Bà Hồ Kiều Oanh: Cảm ơn PV về một câu hỏi rất hay, chạm đến vấn đề quan trọng, đó là tâm lý thị trường, hay chính là tâm lý người tiêu dùng.

Như chúng ta thấy, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống, trên tất cả các lĩnh vực. Khi dịch bùng ở Bắc Giang, chúng tôi thực sự lo ngại, trong đó lo ngại nhất là tâm lý “giải cứu” nông sản. Có thể nói tâm lý giải cứu nông sản trong mùa dịch sẽ gây tác động không tốt tới thương hiệu Vải thiều.

Từ bài học về giải cứu nông sản ở Hải Dương và nhiều địa phương khác, giá nông sản giải cứu thường được tiêu thụ dưới giá thành sản xuất. Người nông dân, người bán hàng không có lãi, thậm chí lỗ vốn. Một bộ phần người sản xuất vì tâm lý bán giải cứu nên thực sự chưa quan tâm nhiều tới chất lượng, quy cách sản phẩm, dịch vụ bán hàng… Người tiêu dùng mua với tâm lý ủng hộ là chính …

Tất cả điều đó kéo theo giá trị gia tăng của sản phẩm không được tạo ra, thương hiệu vải thiều trong nước có thể vì vậy mà bị giảm sút, ảnh hưởng tới cả hoạt động xuất khẩu. Sự việc tung tin vải bán ra với giá 2000 đ/kg là một ví dụ có tác động tiêu cực tới tình hình chung của thị trường. Nếu không được đánh giá, xử lý tốt, những vụ việc như trên có thể tạo tác động tiêu cực, làm tổn thất cho người dân hàng nghìn tỷ đồng.

Chúng ta còn nhiều việc phải làm, vải ngon cần được đến tay chính người dân Việt Nam. Quan điểm của những người sản xuất chúng tôi là: Hãy thụ hưởng, đừng giải cứu.


PV: Từ thực tiễn tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn trong bối cảnh dịch Covid-19, theo Bà, chúng ta nên làm gì để góp phần chủ động hơn trong khâu tiêu thụ và tạo thị trường, cũng như ngày càng khẳng định thương hiệu quốc gia Vải thiều Lục Ngạn?

Bà Hồ Kiều Oanh: Trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 bất thường như hiện nay, cá nhân tôi cho rằng, việc xúc tiến tiêu thu vải thiều cho người dân rất cần được tổ chức chủ động, có cách làm mới, đồng thời càng phải quyết liệt gắn với bảo vệ thương hiệu của sản phẩm.

Để làm được điều này, bên cạnh khơi thông đường xuất khẩu, chúng ta cần quan tâm mạnh hơn cho giải pháp phát triển thị trường trong nước, cụ thể:

i) Phát huy tốt hơn nữa hệ thống phân phối truyền thống, hiện đại sẵn có bằng cách hỗ trợ thiết lập càng sớm càng tốt mối quan hệ giữa các nhà phân phối với người sản xuất. Khi có khó khăn do dịch bệnh thì hệ thống này sẽ được kích hoạt, hạn chế ứ đọng cục bộ.

ii) Đẩy mạnh công tác truyền thông theo sự định hướng của Bộ Nông nghiệp và UBND tỉnh Bắc Giang đó là không dùng từ giải cứu nông sản, không vận hành mô hình tiêu thụ kiểu giải cứ mà thay bằng mô hình liên kết, thúc đẩy, xúc tiến tiêu thụ vải thiều.

iii) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy lợi thế về online markting trong quảng bá và tiêu thụ sản.

iv) Phát triển các kênh phân phối hiện đại cho dòng Vải thiều Lục Ngạn chất lượng cao, mang dấu hiệu chỉ dẫn địa lý tại thị trường trong nước để tiếp tục nâng tầm thương hiệu.

Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh đang cũng như nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh đang đồng lòng cùng với người dân, cơ quan chuyên môn, hệ thống phân phối để xúc tiến tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn một cách hiệu quả nhất, với cách làm mới. Mùa Vải thiều 2021, HTX sẽ xây dựng kênh phân phối cho dòng sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn loại 1, sản xuất theo chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ thông qua các hệ thống phân phối có uy tín như AEON, Nông nghiệp sạch, Chuỗi GROVE FRESH, Bác Tôm, HTS VIỆT NAM… Chúng tôi tin tưởng rằng Vải thiều Lục Ngạn sẽ bội thu cả về lượng và chất trong mùa tiêu thụ 2021.

PV: Đó là những chia sẻ rất thú vị. Trân trọng cảm ơn Bà Hồ Kiều Oanh - PGĐ HTX Lục Ngạn Xanh về cuộc trao đổi này.

Kế hoạch số 2099/KH-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về Sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh năm 2021:

Sản xuất vải thiều năm 2021 diễn ra trong điều kiện thuận lợi, nhờ sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn sát sao, kịp thời của các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp nên vụ vải năm 2021 sẽ đạt kết quả cao cả về năng suất, sản lượng và chất lượng. Dự kiến thời gian thu hoạch vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch từ ngày 20/5-10/6/2021, vải chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 10/6-20/7/2021.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến công tác sản xuất và tiêu thụ quả vải thiều. Để sản xuất vải thiều năm 2021 giành thắng lợi, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19 (sau đây gọi là vùng an toàn dịch bệnh).

LTS: Trong bối cảnh tăng cường xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp quốc gia được bảo hộ sở hữu trí tuệ, PV Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo đã có cuộc trao đổi với Bà Hồ Kiều Oanh – PGĐ HTX Lục Ngạn Xanh về chủ đề tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn trong bối cảnh Covid-19, vừa đảm bảo hiệu kinh tế gắn với xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia “Vải thiều Lục Ngạn”.

A1. HoKieuOanh-PGD
Bà Hồ Kiều Oanh giới thiệu về sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn được HTX - PGĐ HTX Lục Ngạn Xanh trồng theo tiêu chuẩn Global GAP (xuất khẩu thị trường Nhật Bản, Mỹ).
PV: Thưa bà Hồ Kiều Oanh - PGĐ HTX Lục Ngạn Xanh, Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia từ năm 2008. Với tư cách là HTX sản xuất Vải thiều Lục Ngạn, bà hãy vui lòng cho độc giả của Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo được biết đôi điều về Vải thiều Lục Ngạn, cũng như ý nghĩa của việc loại quả này được cấp văn bằng bảo hộ về sở hữu trí tuệ - đó là bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia?

Bà Hồ Kiều Oanh: Xin kính chào độc giả của Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo.

Như chúng ta đã biết, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đặc sản, có thương hiệu nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang. Với những điều kiện khác biệt về đất đai, tiểu khí hậu cùng với kỹ thuật canh tác của người dân, Vải thiều Lục Ngạn có chất lượng đặc thù, nổi tiếng thơm ngon.

Vải thiều Lục Ngạn có đặc trưng hình dáng quả tròn, màu đỏ tươi khi chín, gai nhẵn, trọng lượng trung bình 30 gr/quả, cùi dày, tỷ lệ thịt quả phần ăn được khoảng 80%, hạt nhỏ, vị ngọt đậm, không chua, không chát, có mùi thơm đặc trưng.

Vải thiều Lục Ngạn được xếp là Top 50 loại trái cây ngon nhất Việt Nam, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia theo số đăng ký 00015 tại Quyết định số 1012/QĐ-SHTT ngày 20/6/2008 của Cục Sở hữu trí tuệ.

Sự kiện Vải thiều Lục Ngạn được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý là căn cứ quan trọng để phát triển thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn.

Hiện nay, Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở 8 quốc gia trên thế giới, được bảo hộ tại toàn bộ liên minh Châu Âu. Do đó, việc phát triển chỉ dẫn địa lý Lục Ngạn đối với sản phẩm vải thiều là trách nhiệm chung của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức, cá nhân và các chủ thể có liên quan đặc biệt là tỉnh Bắc Giang.

Ở đây, chúng tôi không ám chỉ tới việc so sánh chất lượng Vải thiều Lục Ngạn với Vải thiều ở các nước khác, vùng khác ở Việt Nam. Nhưng rõ ràng, chất lượng đặc trưng của Vải thiều Lục Ngạn đã góp phần tạo nên thương hiệu và được xã hội, người tiêu dùng trong và ngoài nước công nhận. Theo đó, giá trị thương hiệu từ quả Vải thiều Lục Ngạn xứng đáng được trao trả lại một phần cho người dân.

PV: Theo như trao đổi của Bà, Vải thiều Lục Ngạn là loại đặc sản. Như vậy, được hiểu nó sẽ cần một phân khúc thị trường riêng để tiêu thụ. Bà có đánh giá gì về việc khai thác giá trị của thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn trong thời gian qua?

Bà Hồ Kiều Oanh: Ở Lục Ngạn, có nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp có quy mô sản xuất vải thiều rất lớn. HTX Lục Ngạn Xanh có quy mô vừa. Chúng tôi định hướng tập trung vào chất lượng, an toàn.

Ở bình diện chung, chúng tôi thấy rằng những năm qua ngành nông nghiệp và tỉnh Bắc Giang đã quan tâm, đầu tư rõ rệt cho sản phẩm Vải thiều, coi đây là sản phẩm đặc thù định hướng xuất khẩu. Từ đó, giá trị thương hiệu được nâng cao, việc tổ chức sản xuất cũng được chuyên môn, chuyên nghiệp hơn theo hướng hiện đại, sạch, chất lượng.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc khai thác giá trị của thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế.

Ví dụ, về mặt nhận diện sản phẩm và bảo hộ độc quyền sản phẩm. Mặc dù công tác bảo hộ được làm tốt nhưng việc quản lý và sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý chưa được quan tâm. Hộ sản xuất, hợp tác xã và người dân địa phương vẫn chưa thấy được ý nghĩa của việc gắn tem chỉ dẫn địa lý lên sản phẩm. Ít doanh nghiệp và hệ thống phân phối trong nước hiểu và có nhu cầu sử dụng dấu hiệu chỉ dấn địa lý khi kinh doanh. Vì vậy, người tiêu dùng hầu như không quen và có khái niệm sử dụng sản phẩm cần có logo bảo hộ. Công tác quản lý, xử phạt các vi phạm về sử dụng dấu hiệu gặp khó khăn. Tất cả các lý do đó dẫn đến sản phẩm trên thị trường (chủ yếu là nội địa) hiện nay chưa có nhiều thông tin để giúp người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc Lục Ngạn, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Hay, về vấn đề xúc tiến thương mại. Thị trường trong nước với phân khúc vải thiều Lục Ngạn loại 1 vẫn chưa được quan tâm và khái thác trong nhiều năm qua.

Ví dụ như vụ vải năm 2020, giá bán lẻ vải thiều bán tại thị trường Hà Nội trung bình giao động từ 30.000 – 35.000 đ/kg. Nhưng tại Lục Ngạn cùng thời điểm, Vải thiều loại 1 vẫn được thu mua xuất khẩu với giá từ 35.000 đ – 40.000 đ/kg, thậm chí lên tới 55.000 đ/kg.

Theo kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với cây vải thì các dòng sản phẩm loại 1 hầu như không được tiêu thụ trong nước mà chủ yếu dành cho xuất khẩu. Ở vụ vải năm 2021 cũng vậy, tại thời điểm 30/5, Vải sớm Lục Ngạn mới đầu vụ thu hoạch với các dòng chủ yếu là Vải U hồng và Vải lai sớm, chiếm 25% sản lương toàn vụ. Mức giá loại 1 để xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn được thu mua giao động từ 28.000 – 32.000 đ/kg. Mức giá loại thấp hơn cho thị trường trong nước là từ 17.000 – 20.000 đ/kg. Trong khi đó, ở nhiều nơi (kể cả ở Hà Nội), vải thiều được bán với giá 20.000 đ/kg thậm chí thấp hơn. Điều này giải thích rằng, sản phẩm bày bán không phải là dòng vải thiều Lục Ngạn hoặc là dòng vải có chất lượng thấp hơn.

A2
Sản phẩm vải thiều sớm mùa vụ 2021 của HTX Lục Ngạn Xanh.
PV: Với tư cách là HTX trực tiếp sản xuất Vải thiều Lục Ngạn, chắc hẳn HTX Lục Ngạn Xanh cũng trăn trở về việc tiêu thụ vải khi địa phương đang có dịch Covid-19, đặc biệt là khâu định hướng tâm lý của thị trường. Về vấn đề này, Bà có chia sẻ gì với độc giả?

Bà Hồ Kiều Oanh: Cảm ơn PV về một câu hỏi rất hay, chạm đến vấn đề quan trọng, đó là tâm lý thị trường, hay chính là tâm lý người tiêu dùng.

Như chúng ta thấy, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống, trên tất cả các lĩnh vực. Khi dịch bùng ở Bắc Giang, chúng tôi thực sự lo ngại, trong đó lo ngại nhất là tâm lý “giải cứu” nông sản. Có thể nói tâm lý giải cứu nông sản trong mùa dịch sẽ gây tác động không tốt tới thương hiệu Vải thiều.

Từ bài học về giải cứu nông sản ở Hải Dương và nhiều địa phương khác, giá nông sản giải cứu thường được tiêu thụ dưới giá thành sản xuất. Người nông dân, người bán hàng không có lãi, thậm chí lỗ vốn. Một bộ phần người sản xuất vì tâm lý bán giải cứu nên thực sự chưa quan tâm nhiều tới chất lượng, quy cách sản phẩm, dịch vụ bán hàng… Người tiêu dùng mua với tâm lý ủng hộ là chính …

Tất cả điều đó kéo theo giá trị gia tăng của sản phẩm không được tạo ra, thương hiệu vải thiều trong nước có thể vì vậy mà bị giảm sút, ảnh hưởng tới cả hoạt động xuất khẩu. Sự việc tung tin vải bán ra với giá 2000 đ/kg là một ví dụ có tác động tiêu cực tới tình hình chung của thị trường. Nếu không được đánh giá, xử lý tốt, những vụ việc như trên có thể tạo tác động tiêu cực, làm tổn thất cho người dân hàng nghìn tỷ đồng.

Chúng ta còn nhiều việc phải làm, vải ngon cần được đến tay chính người dân Việt Nam. Quan điểm của những người sản xuất chúng tôi là: Hãy thụ hưởng, đừng giải cứu.

A3
Sản phẩm vải thiều chính vụ năm 2021 của HTX Lục Ngạn Xanh.
PV: Từ thực tiễn tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn trong bối cảnh dịch Covid-19, theo Bà, chúng ta nên làm gì để góp phần chủ động hơn trong khâu tiêu thụ và tạo thị trường, cũng như ngày càng khẳng định thương hiệu quốc gia Vải thiều Lục Ngạn?

Bà Hồ Kiều Oanh: Trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 bất thường như hiện nay, cá nhân tôi cho rằng, việc xúc tiến tiêu thu vải thiều cho người dân rất cần được tổ chức chủ động, có cách làm mới, đồng thời càng phải quyết liệt gắn với bảo vệ thương hiệu của sản phẩm.

Để làm được điều này, bên cạnh khơi thông đường xuất khẩu, chúng ta cần quan tâm mạnh hơn cho giải pháp phát triển thị trường trong nước, cụ thể:

i) Phát huy tốt hơn nữa hệ thống phân phối truyền thống, hiện đại sẵn có bằng cách hỗ trợ thiết lập càng sớm càng tốt mối quan hệ giữa các nhà phân phối với người sản xuất. Khi có khó khăn do dịch bệnh thì hệ thống này sẽ được kích hoạt, hạn chế ứ đọng cục bộ.

ii) Đẩy mạnh công tác truyền thông theo sự định hướng của Bộ Nông nghiệp và UBND tỉnh Bắc Giang đó là không dùng từ giải cứu nông sản, không vận hành mô hình tiêu thụ kiểu giải cứ mà thay bằng mô hình liên kết, thúc đẩy, xúc tiến tiêu thụ vải thiều.

iii) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy lợi thế về online markting trong quảng bá và tiêu thụ sản.

iv) Phát triển các kênh phân phối hiện đại cho dòng Vải thiều Lục Ngạn chất lượng cao, mang dấu hiệu chỉ dẫn địa lý tại thị trường trong nước để tiếp tục nâng tầm thương hiệu.

Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh đang cũng như nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh đang đồng lòng cùng với người dân, cơ quan chuyên môn, hệ thống phân phối để xúc tiến tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn một cách hiệu quả nhất, với cách làm mới. Mùa Vải thiều 2021, HTX sẽ xây dựng kênh phân phối cho dòng sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn loại 1, sản xuất theo chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ thông qua các hệ thống phân phối có uy tín như AEON, Nông nghiệp sạch, Chuỗi GROVE FRESH, Bác Tôm, HTS VIỆT NAM… Chúng tôi tin tưởng rằng Vải thiều Lục Ngạn sẽ bội thu cả về lượng và chất trong mùa tiêu thụ 2021.

PV: Đó là những chia sẻ rất thú vị. Trân trọng cảm ơn Bà Hồ Kiều Oanh - PGĐ HTX Lục Ngạn Xanh về cuộc trao đổi này.

Kế hoạch số 2099/KH-UBND ngày 13/5/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về Sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh năm 2021:

Sản xuất vải thiều năm 2021 diễn ra trong điều kiện thuận lợi, nhờ sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn sát sao, kịp thời của các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp nên vụ vải năm 2021 sẽ đạt kết quả cao cả về năng suất, sản lượng và chất lượng. Dự kiến thời gian thu hoạch vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch từ ngày 20/5-10/6/2021, vải chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 10/6-20/7/2021.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến công tác sản xuất và tiêu thụ quả vải thiều. Để sản xuất vải thiều năm 2021 giành thắng lợi, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19 (sau đây gọi là vùng an toàn dịch bệnh).

Một số nội dung chính của Kế hoạch:

1. Tập trung kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh

- Mục tiêu: Quyết liệt thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến ngày 17/5/2021 cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn.

- Thần tốc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm để kiểm soát nhanh nguồn lây bệnh trong cộng đồng; phấn đấu đến hết ngày 17/5/2021 lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ công nhân tại các doanh nghiệp có F0, F1 và có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh trong các khu công nghiệp. Đảm bảo không xuất hiện các ca mắc mới ở ngoài các khu cách ly tập trung và cách ly y tế.

- Thực hiện nghiêm việc cách ly, các đối tượng F1, cách ly tập trung tại các trung tâm; thực hiện quản lý chặt chẽ cách ly tại gia đình các đối tượng F2, F3.

- Áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế.

2. Bảo vệ vùng sản xuất vải thiều an toàn dịch bệnh Covid-19

- Mục tiêu: Các vùng sản xuất vải thiều tập trung như Lục Ngạn, Tân Yên sạch bệnh Covid-19 đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều.

- Lập các chốt kiểm tra y tế trên các tuyến đường trục chính vào các vùng sản xuất vải thiều tập trung, bao gồm: Kiểm tra, khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, phun khử khuẩn toàn bộ phương tiện ra vào vùng trồng vải thiều, xong trước ngày 15/5/2021.

- Đưa cách ly tập trung tại tỉnh các đối tượng F1 để đảm bảo tại huyện Lục Ngạn không có đối tượng F1.

- Tiến hành lập danh sách và kiểm tra y tế đối với tất cả các mã số vùng trồng vải, các trang trại, các Tổ hợp tác và Hợp tác xã trồng vải phải đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, xong trước ngày 20/5/2021.

- Lập danh sách và kiểm tra y tế đối với các cơ sở đóng gói, sơ chế vải thiều trên địa bàn đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, từ ngày 20/5 đến ngày 05/6/2021.

- Lập danh sách và kiểm tra y tế đối với các lái xe và phương tiện tham gia vận chuyển tiêu thụ vải thiều trên địa bàn đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, lấy mẫu xét nghiệm cho các lái xe, khi có kết quả âm tính với Covid-19, cấp giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền và cho lưu hành, thời gian từ ngày 20/5/2021.

- Lấy mẫu xét nghiệm với các nhân công lao động từ các địa phương khác đến tham gia thu hái vải thiều, đóng gói, vận chuyển vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19.

3. Đẩy mạnh chỉ đạo sản xuất vải thiều đảm bảo chất lượng

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các mã số vùng trồng, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trồng vải trên địa bàn các biện pháp phòng dịch bệnh và sản xuất vải an toàn.

- Chỉ đạo sản xuất vải thiều đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của các thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu mới như Nhật Bản, Mỹ, EU. Đối với thị trường Nhật Bản: 30 mã số vùng trồng với diện tích 219 ha; thị trường EU và Mỹ: 18 mã số vùng trồng với diện tích 218 ha; thị trường Trung Quốc 149 mã số vùng trồng với diện tích 15.800 ha. Tiến hành giám sát chặt chẽ vùng sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón đảm bảo theo yêu cầu của các thị trường.

- Phân tích dư lượng thuốc BVTV trước khi xuất khẩu, nhằm đảm bảo tất các lô quả vải xuất khẩu đều đảm bảo dư lượng thuốc BVTV theo quy định.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, trong đó quan tâm các điều kiện để xuất khẩu vải thiều như: Mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, cơ sở sơ chế, xông hơi khử trùng, tem nhãn, bao bì sản phẩm, công tác 3 kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu. Đồng thời, mời gọi các doanh nghiệp, thương nhân vào liên kết, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm vải thiều, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai sản xuất và tiêu thụ vải thiều.

- Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp nhất là phân bón, thuốc BVTV đảm bảo chất lượng và sử dụng đúng quy định.

4. Lập hồ sơ xác nhận sản xuất an toàn dịch Covid-19

- Mục tiêu: Chứng minh các lô vải thiều xuất đi các thị trường trong và ngoài nước đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19; các mã vùng sản xuất vải an toàn dịch bệnh Covid-19; người sản xuất, người thu hái, cơ sở đóng gói, người và phương tiện vận chuyển được kiểm soát đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19.

- Đối với các mã số vùng trồng, trang trại, hộ sản xuất vải thiều: Có xác nhận của huyện về diện tích vải sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản xuất hữu cơ...; các mã vùng trồng được xác nhận thu hoạch từ các vùng an toàn dịch bệnh. - Đối với các cơ sở đóng gói trên địa bàn: Có xác nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quả vải đưa vào sơ chế, đóng gói phải có xác nhận vải an toàn, có nguồn gốc được thu hái từ các mã số vùng trồng; có xác nhận cơ sở an toàn đối với dịch bệnh Covid-19.

- Đối với các phương tiện tham gia vận chuyển quả vải thiều đi tiêu thụ phải có xác nhận: Người và phương tiện đã được kiểm tra an toàn dịch bệnh; phương tiện và hàng hóa đi từ vùng an toàn dịch bệnh; toàn bộ phương tiện và hàng hóa đã được phun khử khuẩn theo quy định.

5. Lực lượng lao động thu hoạch vải thiều:

Huy động đủ nguồn nhân lực đảm bảo thu hoạch, sơ chế, đóng gói kịp thời để tiêu thụ vải thiều. Đồng thời huy động lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn giúp các địa phương thu hái, vận chuyển vải thiều kịp thời vụ thu hoạch.

6. Công tác Thông tin tuyên truyền:

Làm tốt công tác thông tin truyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về thương hiệu, chất lượng quả vải thiều Bắc Giang; các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19, các biện pháp bảo vệ vùng sản xuất vải an toàn dịch bệnh; về các điều kiện đảm bảo yêu cầu để tiêu thụ quả vải thiều, trong đó có các điều kiện để xuất khẩu quả vải thiều.


Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo


Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/vai-thieu-luc-ngan-hay-thu-huong-dung-giai-cuu-d100586.html

Bạn đang đọc bài viết Vải thiều Lục Ngạn: ‘Hãy thụ hưởng, đừng giải cứu’ tại chuyên mục Tin tức trong nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Tin tức trong nước
Tin tức mới nhất