Vấn nạn hàng giả: Làm gì để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Linh Nhi 22:08 07/09/2019

Hàng giả, hàng nhái, sao chép nhãn hiệu, đánh cắp thành quả sáng tạo, thương hiệu của các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến hơn, vậy giải pháp nào được đặt ra?

Có sản phẩm “nhái” nhãn mác giống đến 99%

Mặt hàng tiêu thụ nhiều, có giá trị cao bị làm giả nhiều hơn cả, ví dụ như dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp… với quy mô và tính chất rất nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đặc biệt, việc nhãn mác của nhiều sản phẩm giống nhau đến 90% nhau gây nên sự xáo trộn trên thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính và nguy hại cho người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, hành vi vi phạm nhãn mác hàng hóa, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng đang ngày một gia tăng với phương thức sản xuất, kinh doanh biến hóa linh hoạt và đa dạng hơn.

Trong đó, các chuyên gia đưa ra câu chuyện vi phạm nhãn mác sản phẩm tinh chế từ trái gấc. Bác sỹ Nguyễn Công Suất, Giám đốc Công ty Chế biến dầu thực vật và Thực phẩm Việt Nam (VNPoFood) cho biết, trong thời gian qua, công ty có nhiều sản phẩm bị “bắt chước” thương hiệu, ví như sản phẩm Vinaga về gấc đã có tới hàng chục loại chế phẩm từ gấc “nhái”. Thậm chí, có sản phẩm giống đến 99%.

Thực tế cho thấy, các DN chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Mặc dù hiện nay thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước rất cởi mở và lệ phí thấp, nhưng số DN thực hiện đăng ký nhãn hiệu chưa nhiều... DN thường rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, chỉ đến khi bị xâm phạm nhãn hiệu, DN mới nhận thức được giá trị của nhãn hiệu.

Mức xử phạt vi phạm hành chính chỉ vài triệu đồng, trong khi lợi nhuận có thể lên tới hàng tỷ đồng thì họ vẫn cứ sai phạm.

Các doanh nghiệp làm giả chấp nhận chịu phạt để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hàng giả. Thậm chí có những địa chỉ từng bị kiểm tra, xử phạt sau đó vẫn tái phạm.

Hàng giả đang ngày càng trở nên tràn lan và phổ biến.

Trước chỉ có loại một giả thì nay có thêm loại 2, loại 3 cho thấy công nghệ làm hàng giả ngày càng cao gây nguy hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Do vậy, cơ quan chuyên trách cần tăng cường chế tài, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thủ đoạn của các đối tượng làm giả ngày càng tinh vi, thậm chí còn đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn doanh nghiệp sản xuất chính hãng.

Cơ quan chức năng cũng đã có những hỗ trợ doanh nghiệp bắt được một số vụ nhưng chế tài chưa đủ mạnh, chỉ xử phạt hành chính với mức vài chục triệu đồng…

Do đó, Chính phủ sớm sửa đổi nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực này theo hình thức tăng nặng đối với hành vi làm hàng giả, hàng nhái…

Không chỉ thế, vấn nạn hàng giả hàng nhái trên mạng cũng là vấn đề gây nhức nhối, môi trường Internet phát triển mạnh cũng là cơ hội để hàng giả, nhái thương hiệu hoành hành.

Rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu cao cấp, giá trị cao như giày Adidas, đồng hồ Rolex… bày bán công khai trên nhiều trang web với giá rẻ hơn hàng chục lần so với sản phẩm chính hãng…

Nhiều giải pháp đặt ra

Cần có chế tài tăng nặng xử phạt vi phạm hành chính hơn nữa, để họ thấy rằng nếu làm ăn phi pháp nếu bị phát hiện, thì khoản lợi bất chính không đủ để nộp phạt. Mặc dù, quy định đang có chế tài phạt bổ sung, khắc phục hậu quả thế nhưng khó để xác định khoản “số lợi bất chính” để buộc họ phải nộp lại vì phần lớn hành vi này đã diễn ra thời gian dài trước khi bị phát hiện.

Bộ luật Hình sự 2015 cũng có những quy định về tội danh có liên quan, thế nhưng một số điều luật vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể để áp dụng, dẫn đến việc có quy định nhưng lại khó xác định hành vi cụ thể để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó là hình phạt tù vẫn ở mức nhẹ dẫn đến chưa thật sự răn đe, giáo dục. Đặc biệt là các hành vi vi phạm có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người thì hình phạt chưa tương xứng. Vì thế cần hoàn thiện thêm về tội danh, hướng dẫn cụ thể để các quy định sớm đi vào thực tiễn.

Tem xác thực – giải pháp chống hàng giả tiên tiến nhất hiện nay

Có Tem Xác Thực, Người tiêu dùng có thể hoàn toàn an tâm khi mua sản phẩm, với công nghệ chống hàng giả bằng điện tử kỹ thuật số, hiện đang được các nhà sản xuất lựa chọn để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu của sản phẩm

Trong vai trò mang xứ mệnh đồng hành cùng nhà sản xuất, nhà phân phối bảo vệ sản phẩm chính hãng, chính hiệu, Tem Xác Thực (phủ cào) đã áp dụng công nghệ và thuật toán kỹ thuật số tiên tiến nhất hiện nay, nên người tiêu dùng hoàn toàn an tâm khi mua sản phẩm có sử dụng Tem Xác Thực với việc truy vấn có kết quả hàng chính hàng, chính hiệu.

Tem xác thực được coi là một giải pháp hiệu quả để phân biệt hàng giả, hàng nhái.

Ngoài ra Tem Xác Thực được phát hành bởi hệ thống www.xacthuc.vn có rất nhiều tính năng phục vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối quản lý và giám sát sản phẩm lưu thông trên thị trường, là công cụ hữu ích cho nhà sản xuất, nhà phân phối chăm sóc sản phẩm của mình.

Với tính năng sử dụng mã PIN Code phủ cào bí mật, Tem Xác Thực chỉ sử dụng một lần duy nhất cho một sản phẩm, nên Tem Xác Thực khó có thể bị làm giả, làm nhái. Hãy tưởng tượng rằng, mỗi sản phẩm sử dụng Tem xác thực một mã khác nhau, khi người tiêu dùng truy vấn, mã sẽ không còn hiệu lực, vậy không một kẻ xấu nào lại đi làm giả hàng loạt một Tem xác thực để rồi bị phát hiện khi truy vấn.

Trong trường hợp rất nhỏ, kẻ xấu cố tình làm giả bằng cách mua một sản phẩm có sử dụng Tem Xác Thực, cào nhưng không truy vấn để lấy mã xác thực rồi làm giả nhiều tem khác thì cũng không có tác dụng gì, bởi vì như vậy chỉ là hình thức đổi Mã Xác Thực từ sản phẩm này sang sản phẩm khác, dạng như 'hi sinh một sản phẩm thật để đổi một sản phẩm giả'.

Theo VietQ

Bạn đang đọc bài viết Vấn nạn hàng giả: Làm gì để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng tại chuyên mục Giá cả - hàng hóa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Giá cả - hàng hóa
Tin tức mới nhất