Tỷ giá USD trong nước hôm nay ngày 26/3
|
Tỷ giá USD trong nước tại các ngân hàng đang giao dịch cụ thể như sau:
Ngân hàng mua ngoại tệ (USD)
+ Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 22.950,00 vnđ / 1 USD
+ Ngân hàng BIDV, SHB, Vietcombank đang mua chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 23.540,00 vnđ / 1 USD
+ Ngân hàng HSBC đang mua tiền mặt USD với giá cao nhất là: 23.585,00 vnđ / 1 USD
+ Ngân hàng HSBC đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 23.585,00 vnđ / 1 USD
Ngân hàng bán ngoại tệ (USD)
+ Ngân hàng Agribank đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 23.690,00 vnđ / 1 USD
+ Ngân hàng SCB đang bán chuyển khoản USD với giá thấp nhất là: 23.680,00 vnđ / 1 USD
+ Ngân hàng TPBank, VietinBank đang bán tiền mặt USD với giá cao nhất là: 23.725,00 vnđ / 1 USD
+ Ngân hàng Sacombank đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 23.710,00 vnđ / 1 USD
|
Bảng so sánh tỷ giá USD các ngân hàng trong nước hôm nay ngày 29/3/2020. Nguồn: webgia.com. |
Trong 2 tháng đầu năm 2020, sự không chắc chắn do dịch COVID-19 gây ra đã dẫn tới tâm lý lo ngại rủi ro tăng mạnh và kéo theo sự mất giá mạnh của một loạt các đồng tiền tại các quốc gia Châu Á, tuy nhiên tỷ giá Việt Nam đồng lại gần như miễn nhiễm với làn sóng đó và là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực trong giai đoạn hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có động thái mạnh mẽ để hỗ trợ nền kinh tế chống lại các tác động tiêu cực từ COVID-19. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm xuống 5%/năm từ mức 6%/năm trước đó và lãi suất tái chiết khấu giảm xuống 3,5%/năm từ mức 4%/năm trước đó.
Tỷ giá USD thế giới
USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, giảm 1,07% xuống 100,95 điểm vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam).
Tỷ giá euro so với USD tăng 0,06% lên 1,0886. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,48% xuống 1,1829.
Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,29% xuống 110,85.
Đồng bạc xanh đã suy yếu Mỹ khi các nhà đầu tư tỏ ra vui mừng với gói kích thích khổng lồ được chính phủ Mỹ dần thông qua, từ đó quay sang đầu tư vào các loại tiền tệ rủi ro hơn.
Thứ Ba (24/3), Quốc hội Mỹ cho biết đã kí một thỏa thuận sơ bộ về gói kích thích trị giá 2 nghìn tỉ USD để hạn chế thiệt hại kinh tế từ đại dịch COVID-19. Sau đó, dự luật đã được thông qua bằng một cuộc bỏ phiếu vào thứ Tư (25/3).
USD cũng suy yếu hơn so với các loại tiền của những thị trường mới nổi như đồng rand và ruble.
Trong khi đó, đồng euro cũng đã phục hồi, bù lại những tổn thất gần đây. Tuy nhiên, sức tăng của đồng euro đã bị hạn chế sau khi cuộc họp của các nhà lãnh đạo khu vực vào thứ Ba (24/3) chỉ đạt được những tiến triển rất nhỏ trong việc thực hiện cơ chế ổn định châu Âu.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã bác bỏ ý tưởng về các công cụ nợ chung tại cuộc họp. Trên thực tế, công cụ này là một biện pháp cần thiết để chống lại những tác động của dịch COVID-19, trong đó các quốc gia, như Italy và Tây Ban Nha sẽ được tài trợ bởi các nước láng giềng có tiềm năng tài chính mạnh hơn, nhưng sẽ tạo ra khoản nợ lớn.
Mặc dù ngân hàng châu Âu (ECB) đã giải cứu nền kinh tế khu vực bằng cách tung ra gói nới lỏng định lượng mới, tuy nhiên mức độ mà các quốc gia riêng lẻ có thể chống lại đại dịch phụ thuộc chủ yếu vào sức mạnh của bảng cân đối kế toán.
Châu Âu đã trở thành chiến trường khốc liệt nhất trong cuộc chiến chống lại sự bùng nổ của dịch COVID-19, trong đó tình hình tại Italy vẫn chưa có chuyển biến tích cực, theo tổng hợp từ Investing.
Mộc Diệp (T/H)/Sở hữu Trí tuệ