Giá tiêu trong nước
Giá tiêu được đánh giá là tương đối ổn định, đặc biệt, mặc dù là mức giá thấp nhất tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam, nhưng giá tiêu tại Đồng Nai phục hồi tăng giảm 500 đồng/kg lên mức 39.000 đồng/kg.
|
Bảng giá hồ tiêu trong nước, cập nhật ngày 30/9/2019 (Nguồn: tintaynguyen.com). |
Cụ thể, giá tiêu hôm nay dao động ở mức 39.000 - 42.500 đồng/kg. Hôm nay mức giá cao nhất ở mức 42.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 39.000 đồng tại Đồng Nai và ở Chư Sê - Gia Lai.
Giá tiêu tại Bình Phước, Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 41.500 đồng/kg.
Trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết gần đây như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu.
Trên thị trường thế giới
Giá tiêu thế giới tăng nhẹ, hiện giá tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 70Rupi/tạ, tương đương 0,20%, lên mức 34.430Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2019 đi ngang trong khoảng 34.500Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
|
Trong các nước CPTPP, chỉ có Malaysia là nước có sản xuất hồ tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu không nhiều. |
Có thể nói hồ tiêu Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá lớn trong các nước CPTPP (đặc biệt là đối với 3 nước chưa có Hiệp định thương mại nào với Việt Nam là Canada, Mexico và Peru). Đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu (mã HS 0904) ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Do vậy, EVFTA có hiệu lực sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU (đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%).
Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, đối với mặt hàng hồ tiêu, Hiệp định CPTPP có 9 nước cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan gồm: Úc, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản. Riêng thị trường Mexico cam kết xóa bỏ thuế theo lộ trình 16 năm đối với mặt hàng hồ tiêu xanh.
Đáng chú ý, trong các nước CPTPP, chỉ có Malaysia là nước có sản xuất hồ tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3% lượng xuất khẩu toàn cầu.
đối với hồ tiêu, công tác đàm phán mở cửa thị trường về thuế quan, về quy tắc xuất xứ đã được thực hiện tốt trong thời gian qua. Do đó, để có thể tận dụng tốt các cơ hội nêu trên, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu thông tin về các Hiệp định để nắm vững cam kết giữa Việt Nam và các thị trường đối tác, đặc biệt là các thông tin về ưu đãi thuế quan, các yêu cầu về chất lượng, quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Theo Thời đại