Cụ thể, giá tiêu tại Bình Phước ổn định, dao động trong ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở ngưỡng 42.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), không đổi, dao động ở mức 41.000đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai đi ngang ở mức 40.000đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vùng trồng tiêu trọng điểm.
|
Giá hồ tiêu hôm nay 22/12: Một tuần lặng sóng (Ảnh minh họa). |
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 10 tháng năm 2019 đạt 25.274 tấn, trị giá 79,78 triệu USD, tăng 19,4% về lượng, nhưng giảm 33% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ trong 10 tháng năm 2019 ở mức 3.157 USD/tấn, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ từ Việt Nam đạt mức 2.438 USD/tấn, giảm 43,7%; Indonesia đạt 2.515 USD/tấn, giảm 46%; Sri Lanka đạt 6.268 USD/tấn, giảm 11,3%; Brazil đạt 2.338 USD/tấn, giảm 61,9%.
Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Ấn Độ trong 10 tháng năm 2019, đạt 12,1 nghìn tấn, trị giá 29,55 triệu USD, tăng 56,2% về lượng, nhưng giảm 12,1% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ tăng từ 36,7% trong 10 tháng năm 2018, lên 48% trong 10 tháng năm 2019.
Indonesia là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Ấn Độ, đạt 4,7 nghìn tấn, trị giá 11,96 triệu USD trong 10 tháng năm 2019, tăng 93,1% về lượng và tăng 4,2% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.
Thị phần hạt tiêu Indonesia trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ tăng từ 11,6% trong 10 tháng năm 2018, lên 18,8% trong 10 tháng năm 2019. Đáng chú ý, Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường gồm: Brazil tăng 137,7%, đạt 2,7 nghìn tấn; Ê-cu-a-đo tăng 20,2%, đạt 710 tấn; Malaysia tăng 330%, đạt 215 tấn; trong khi nhập khẩu từ Sri Lanka giảm 47,6%, đạt 4,6 nghìn tấn.
Theo Tùng Linh/TBCK