Tại khu vực ĐBSCL duy trì ở mức ổn định. Cụ thể, tại An Giang, giá lúa OM 0577, OM 9582 ở mức 7.100 đồng/kg; OM 6976 7.100 đồng/kg; IR 504 ở mức 7.000 đồng/kg; Đài thơm 8 7.500 đồng/kg; OM 5451 7.100 đồng/kg; lúa Jasmine 7.000 đồng/kg; OM 9577 6.900 đồng/kg; OM 9582 7.000 đồng/kg; nếp khô 7.900 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo hôm nay tiếp tục xu hướng đi ngang. Cụ thể, gạo nguyên liệu NL IR 504 ở mức 10.250 đồng/kg; gạo NL OM 5451 ở mức 10.400 đồng/kg; gạo OM 18 ở mức 10.350 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu TP IR 504 ở mức 11.550 đồng/kg.
|
Giá gạo hôm nay chờ tín hiệu tăng sau Tết Nguyên đán 2021 |
Giá tấm IR 504 trong nước là 9.900 đồng/kg, giá cám vàng là 7.500 đồng/kg. Gạo NL IR 504 đang có giá 10.100 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Gạo TP IR 504 (5% tấm) 11.400 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so phiên trước. Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo về ít, các kho xuất khẩu đã ngừng thu mua nghỉ Tết Nguyên đán.
Theo Trung tâm Thông tin CN&TM (VITIC), nhu cầu mạnh từ khắp Châu Á và Châu Phi đẩy giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - tiếp tục tăng mạnh. Theo đó, loại đồ 5% tấm được báo ở 402 – 409 USD/tấn, mức chưa từng thấy kể từ tháng 5/2018.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm xuất khẩu giá cũng tăng lên 510- 515/tấn trong tuần này, từ mức 505-510 của tuần trước, do nguồn cung hạn hẹp.
Tại Thái Lan, giá gạo cũng có xu hướng tăng tương tự. Theo đó, gạo 5% tuần này có giá tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 4/2020, là 535 - 564 USD/tấn, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung thấp. Thông tin Iraq chào mua gạo thu hút sự quan tâm của các nhà xuất khẩu Thái Lan nên cũng góp phần đẩy giá tăng lên.
Xuất khẩu gạo tháng 1/2021 tăng trưởng khả quan
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1 năm 2021 ước đạt 280 nghìn tấn với giá trị đạt 154 triệu USD, giảm 29,5% về khối lượng và giảm 20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Philippin đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2020 với 33,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong năm 2020 đạt 2.22 triệu tấn và 1,06 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và tăng 19,3% về giá trị so với năm 2019.
Năm 2020, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Indonesia (gấp 2,7 lần) và Trung Quốc (tăng 92,6%). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất trong năm 2020 là Iraq (giảm 70%). Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2020 đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019.
Về chủng loại xuất khẩu, trong năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 41,5% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 36,0%; gạo nếp chiếm 18,1%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2%.
Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippin (chiếm 55,3%), Cuba (chiếm 11,8%) và Malaysia (chiếm 11,3%).
Với gạo jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippin (chiếm 26,8%), Ghana (20,2%) và Bờ Biển Ngà (chiếm 15,1%). Với gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc (chiếm 73,4%), Philippin (chiếm 7,6%) và Indonesia (chiếm 7,1%). Với gạo japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Kiribati (chiếm 14,1%), Đảo quốcSolomon (chiếm 14,4%) và Papua New Guinea (chiếm 8,3%).
Trong tháng 1/2021, giá gạo Việt Nam tăng nhẹ 3 USD/tấn so với cuối tháng 12/2020, lên 503 USD/tấn và duy trì mức này đến hết tháng. Giá gạo 5% của Ấn Độ có xu hướng tăng nhẹ dần đều trong tháng từ mức 384 USD/tấn lên 388 USD/tấn vào cuối tháng.
Theo Kinh tế Chứng khoán