Cụ thể, trên sàn Osaka (OSE), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2021 đang ở mức 271,9 JPY/kg. Kỳ hạn tháng 7/2021 ở mức 273,9 JYP/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Thượng Hải đạt 15.930 CNY/tấn, giữ giá so với hôm 20/2. Kỳ hạn tháng 7/2021 đạt 15.935 CNY/tấn.
Giá tiêu dùng của Nhật Bản tính đến tháng 1/2021 đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp, nhưng tốc độ giảm đã chậm lại, khiến các nhà hoạch định chính sách bớt lo lắng về áp lực giảm phát mà nền kinh tế nước này phải đối mặt từ đại dịch COVID-19.
|
Giá cao su hôm nay giữ đà tăng tại thị trường Nhật Bản |
Sản xuất cao su tại Mỹ và Trung Quốc đã được hồi phục. Nhu cầu mủ cao su tự nhiên của các nhà máy tăng mạnh do sản xuất thiết bị y tế tăng cao trong đại dịch.
Tại thị trường Ấn Độ, giá cao su giao ngay tiếp tục tăng cao. Nhiều đại lý kỳ vọng giá cao su tấm sẽ sớm vượt ngưỡng 160 rupee/kg vì phần lớn người trồng cao su không muốn bán sản phẩm của mình ở mức thấp.
Theo các thương nhân và Hội đồng Cao su Ấn Độ, giá cao su RSS4 được cải thiện lên mức 157 rupee/kg. Tại các đại lý, loại cao su này được báo giá ở mốc 153 rupee/kg.
Trong khi đó, giá cao su ISNR20 có xu hướng đi ngang và ít xuất hiện biến động mới do số lượng giao dịch đang ở mức thấp, theo The Hindu Business Line.
Tại thị trường trong nước, giá mủ SVR 20 đang có mức thấp nhất 25.206,3 đồng/kg, SVR L hôm nay đạt 39.297,13 đồng/kg, SVR GP đạt 25.677,86 đồng/kg, mủ SVR 10 đạt 25.318,58 đồng/kg.
Giá trị xuất khẩu cao su tăng hơn 140% trong tháng 1
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 1/2021 đạt 200.000 tấn, trị giá 321 triệu USD, giảm 11,6% về lượng và giảm 11% về trị giá so với tháng 12/2020.
Đáng chú ý, so với tháng 1/2020 tăng 119,7% về lượng và tăng gần 142% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân tăng 0,7% so với tháng 12/2020 và tăng hơn 10% so với tháng 1/2020 lên mức 1.605 USD/tấn.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,12% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 1,13 triệu tấn, trị giá 1,55 tỷ USD, tăng 23,7% về lượng và tăng 24,7% về trị giá so với năm 2019.
Trong năm 2020, phần lớn xuất khẩu các chủng loại cao su đều sụt giảm so với năm 2019, trừ một số mặt hàng đạt được sự tăng trưởng như: cao su dạng Crếp, Latex, cao su tái sinh, SVR CV40, Skim block.
Về giá xuất khẩu, năm 2020, giá xuất khẩu bình quân phần lớn các chủng loại cao su đều có xu hướng tăng so với năm 2019, trừ một số chủng loại có giá xuất khẩu trung bình giảm như: SVR 10, SVR 20, cao su tổng hợp, cao su dạng Crếp.
Cục Xuất nhập khẩu cho rằng thời gian tới, xuất khẩu cao su sẽ khó tăng mạnh do dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại, các cảng biển hoạt động khó khăn khi tình trạng thiếu container khá trầm trọng. Trong khi, nhu cầu cao su Trung Quốc đứng trước nguy cơ sụt giảm do dịch COVID-19.
Theo Kinh tế Chứng khoán