#StopHateForProfit - "Ngừng phát tán nội dung thù địch để đổi lấy lợi nhuận" là một cuộc tấn công được khởi động bởi Jim Steyer, giáo sư ngành luật tại Đại học Stanford kiêm CEO công ty truyền thông Common Sense Media. Chiến dịch nhằm mục đích yêu cầu các nền tảng xã hội xem xét nội dung thù địch, thông tin sai lệch và phân biệt chủng tộc, trong đó, Facebook là nghi phạm lớn nhất.
Chiến dịch này được khởi xướng từ sau cái chết của công dân da màu George Floyd hồi tháng 5. Nguyên nhân được cho là bởi quy trình kiểm duyệt lỏng lẻo của mạng xã hội này với bài đăng mang tính kích động bạo lực, gieo rắc lòng thù ghét của Tổng thống Trump.
|
Ông Jim Steyer, giáo sư ngành luật tại Đại học Stanford kiêm CEO công ty truyền thông Common Sense Media. |
Chiến dịch chống phát ngôn thù hận đã làm lộ điểm yếu của Facebook, buộc Mark Zuckerberg phải có động thái trong vòng chưa đầy hai giờ đồng hồ. Nhà sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg đã có động thái liên lạc với các công ty, khẳng định họ đang nỗ lực lấp đầy "khoảng trống niềm tin". Họ đã gửi đi hàng loạt email đến các khách hàng, với hy vọng kiềm chế làn sóng tẩy chay.
Facebook cũng đã chính thức lên tiếng sẽ gắn mác cảnh báo các bài đăng có tính kích động. Bằng chứng là hôm thứ Sáu, Zuckerberg cũng có bài phát biểu về các cam kết mới trong việc cấm quảng cáo nội dung thù địch và gắn nhãn các bài đăng gây tranh cãi từ chính trị gia.
Tuy nhiên, bất chấp sức ép ngày càng tăng, Zuckerberg – người duy nhất có quyền quyết định Facebook sẽ làm gì tiếp theo lại không nhắc đến cuộc tẩy chay. Quyết định này có thể càng khiến những người chỉ trích anh hành động mạnh tay hơn.
"Bài phát biểu của Zuckerberg là 11 phút anh ta lãng phí cơ hội cam kết thay đổi", Rashad Robinson – Chủ tịch Color of Change - cũng là một trong các nhà sáng lập chiến dịch nhận xét.
Theo các chuyên gia, sẽ có nhiều cái tên lớn chung tay vào chiến dịch StopHateForProfit chống lại Facebook. Khi đó, hiệu ứng hòn tuyết lăn là điều đã được dự doán. Quả thật, tới nay, hơn 800 công ty đã tham gia phong trào này, trong đó có những thương hiệu nổi tiếng như Coca-Cola, Adidas, Ford và Unilever.
Facebook vẫn khẳng định họ vô tội.
"Chúng tôi tin cách tốt nhất để chống lại sự chia rẽ, tổn thương và lời nói kích động là hãy nói về chúng nhiều hơn. Phải cho những nội dung thù địch ra ánh sáng chứ không nên giấu nó trong bóng tối", Nick Clegg, giám đốc truyền thông của Facebook viết trong thông báo chính thức ngày 2/7.
Gần đây, Facebook liên tục khẳng định công việc của họ là cung cấp một nền tảng để kết nối mọi người, họ không có quyền kiểm duyệt hoặc không chịu trách nhiệm về nội dung thảo luận của người dùng.
|
Facebook vẫn khẳng định họ vô tội. |
Tương tự như một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại không chịu trách nhiệm về nội dung hội thoại của 2 người gọi.
Sử dụng điều 230 được ban hành năm 1996, một phần của đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act), Facebook tự coi họ là một nhà cung cấp dịch vụ Internet hơn là một đơn vị sản xuất nội dung. Vì thế, họ không chịu trách nhiệm trước pháp luật vì nội dung của người dùng tạo ra.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Steyer phản đối điều đó, ông khẳng định: "Họ là nhà sản xuất nội dung lớn nhất thế giới".
Một luận điểm mà SHFP đang cố gây áp lực từ Facebook: Công ty này đã lấy đi rất nhiều chi phí quảng cáo từ các doanh nghiệp truyền thông báo chí chính thống. Những đơn vị này phải tuân thủ hàng loạt quy định và trách nhiệm khi xuất bản nội dung, vậy tại sao Facebook lại từ chối thực hiện những nghĩa vụ tương tự.
Ngoài ra, SHFP cho rằng Facebook lựa chọn những trang tin như Breitbart News là "nguồn tin đáng tin cậy" và The Daily Caller "là người cung cấp sự thật" là không đúng. "Ghi nhận 2 trang tin tức này thể hiện sự ủng hộ chủ nghĩa dân tộc da trắng", Steyer nói.
Cho rằng Facebook còn những vấn đề chính trị liên quan tới Tổng thống Trump và cuộc bầu cử sắp tới, tuy nhiên Steyer xác định chiến dịch SHFP chỉ tập trung về việc yêu cầu các nền tảng xã hội xem xét nội dung thù địch, thông tin sai lệch và phân biệt chủng tộc. Trong đó, Facebook là nghi phạm lớn nhất.
"Tôi còn trẻ và còn nhiều thời gian cho cuộc đấu tranh này, tôi xem đây là nhiệm vụ của cuộc đời mình", Steyer chia sẻ về tương lai của bản thân.
Là người có tâm huyết trong ngành giáo dục và sự phát triển của thế hệ trẻ, Steyer đã sáng lập Common Sense Media, một tổ phức phi lợi nhuận thúc đẩy bảo vệ sự an toàn của trẻ em trên Internet. Ông bắt đầu sự nghiệp là một giáo viên, sau đó phụ trách bộ phận luật ở Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu NAACP. Từ năm 1986, ông giảng dạy về luật tự do dân sự ở Đại học Stanford. Ngoài Steyer, lãnh đạo phong trào SHFP còn có thêm 2 người khác. Đó là Sacha Baron Cohne, nghệ sĩ vẽ truyện tranh, người nổi tiếng với những bức hình châm biếm Borat và Ali G. Và Jonathan Greenblatt, người đứng đầu Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL). Làn sóng biểu tình xuất phát từ cái chết của George Floyd tại bang Minneapolis ngày 25/5 đã thúc đẩy 2 tổ chức đấu tranh dân quyền là Colour of Change và NAACP đứng cùng chiến tuyến với Steyer. Suốt vài thập kỷ qua, nhiều người đã nỗ lực hướng sự chú ý của dư luận Mỹ vào vai trò của cảnh sát trong xã hội, cũng như tình trạng phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự. Tuy nhiên, mãi tới khi hình ảnh George Floyd bị cảnh sát ghì chết lan truyền trên mạng xã hội, vấn đề mới được dư luận đồng cảm và các lãnh đạo chính trị lắng nghe. Có thể thấy, làn sóng biểu tình suốt hai tuần dường như đang làm thay đổi nước Mỹ, khi chính quyền và người dân đều tập trung vào việc cải tổ cảnh sát. |
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ