Top 3 doanh nhân giàu nhất Việt Nam

Theo ANTT 10:31 06/09/2019

Dưới đây là 3 người giàu nhất sàn chứng khoán, số tài sản của họ được tổng hợp cho đến thời điểm hiện tại.

1. Ông Phạm Nhật Vượng

Chức vụ: Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup

Tuổi: 51

Quê quán: Hà Tĩnh

Lĩnh vực: Bất động sản (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup – CTCP)

Giá trị tài sản: 232,775 tỷ đồng

Ông Phạm Nhật Vượng lọt top 300 người giàu nhất hành tinh.

Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, là một trong 4 doanh nhân Việt Nam được tạp chí Forbes (Mỹ) vinh danh trong bảng xếp hạng tỉ phú USD năm 2018. Ông là người sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC).

Ông Vượng sở hữu hơn 876 triệu cổ phiếu VIC (tỉ lệ 22,68% vốn cổ phần) và gián tiếp sở hữu 989 triệu cổ phiếu VIC (thông qua nắm giữ 92,88% vốn tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam).

Hai mẫu xe Sedan và SUV của VinFast - thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam - đã chính thức ra mắt tại triển lãm lớn nhất của ngành ô tô thế giới Paris Motor Show 2018. Bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, mục tiêu của Tập đoàn là xây dựng thương hiệu xe Việt tầm cỡ quốc tế.

2. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Tuổi: 49

Quê quán: Hà Nội

Lĩnh vực: Hàng không, Tập đoàn đa ngành (Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Hàng không VietJet; Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico).

Giá trị tài sản: 27,638 tỷ đồng

Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú duy nhất của khu vực Đông Nam Á và là tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam.

Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, tỷ phú hiện trên cương vị là tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Được biết, sau khi học chuyên ngành Kinh tế và tài chính tại Nga vào những năm 1980, bà Thảo đã khởi nghiệp kinh doanh hàng hóa tại Đông Âu và châu Á. Bà quay lại Việt Nam từ 1 thập kỷ trước và bắt đầu đầu tư vào ngân hàng, trước khi tham gia vào các dự án bất động sản lớn tại TP Hồ Chí Minh và những khu nghỉ dưỡng ở miền trung.

Nguyễn Thị Phương Thảo trực tiếp sở hữu 28,2 triệu cổ phiếu VJC của Vietjet Air và gián tiếp sở hữu 92,1 triệu cổ phiếu VJC (thông qua Công ty Hướng Dương Sunny – đơn vị mà bà Thảo sở hữu 100% vốn điều lệ). Ngoài ra, bà Thảo còn sở hữu gần 40 triệu cổ phiếu HDB của HDBank.

Thành công của Vietjet Air đã giúp bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành nữ tỷ phú duy nhất của khu vực Đông Nam Á và là tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam

3. Ông Hồ Hùng Anh

Tuổi: 49

Quê quán: Thừa Thiên Huế

Lĩnh vực: Ngân hàng, Chứng khoán và Đầu tư (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); Thành viên HĐTV Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ Thương).

Giá trị tài sản: 19,630 tỷ đồng

Ông Hồ Tùng Anh cũng đang sở hữu nhiều tài sản giá trị.

Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970 tại Hà Nội, nguyên quán ở Thừa Thiên - Huế. Ông Hùng Anh có bằng kỹ sư điện tử tại đại học Bách khoa Kiev (Ukraine). Trong thời sang sống tại Đông Âu, ông Hùng Anh quen biết ông Nguyễn Đăng Quang. Mối liên hệ của hai vị tỷ phú được Forbes mô tả là "hai đối tác kinh doanh thân thiết" và "có quan hệ đan xen".

Ông Hồ Hùng Anh bắt đầu tham gia đầu tư vào Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) từ năm 1995. Đến năm 2004, ông Hùng Anh là thành viên hội đồng quản trị của Techcombank. Tới tháng 5/2008, ông Hùng Anh chính thức đảm nhiệm chức chủ tịch HĐQT của ngân hàng này.

Sau hơn 10 năm dưới sự lãnh đạo của ông Hùng Anh, Techcombank trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam cán mốc 10.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 10.661 tỷ đồng, tăng 86% so với năm 2013 và chỉ kém duy nhất Vietcombank trong toàn hệ thống ngân hàng.

Bạn đang đọc bài viết Top 3 doanh nhân giàu nhất Việt Nam tại chuyên mục Doanh nhân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Doanh nhân
Tin tức mới nhất