Không chỉ sở hữu khối tài sản khổng lồ, những doanh nhân này có thể coi là những doanh nhân quyền lực tại Đông Nam Á, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế – đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam và được thế giới vinh danh.
1. Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
|
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup |
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp tại Ukraina bằng việc sáng lập thương hiệu mì ăn liền Mivina. Việc buôn bán phát triển thuận lợi, xuất khẩu qua 20 quốc gia, đạt doanh thu 100 triệu USD/năm. Năm 2000, ông đầu tư vào bất động sản Việt Nam với loạt công trình hoành tráng, quan trọng trải khắp từ Bắc đến Nam với các thương hiệu Vincom, Vinpearl...
Đến nay, Vingroup đã mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực: Du lịch - khách sạn, vui chơi - giải trí, y tế, giáo dục, thương mại điện tử, trung tâm thương mại, kinh doanh - bán lẻ, sức khỏe, trung tâm ẩm thực - hội nghị, nông nghiệp...và mới đây là hàng không, sản xuất ôtô.
Năm 2017, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chứng kiến khối tài sản tăng trưởng ngoạn mục. Chỉ trong 1 phiên giao dịch ngày 5/12, ông Vượng ghi nhận 2 kỷ lục lịch sử: chiếm lại ngôi người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam vừa sở hữu doanh nghiệp tư nhất lớn nhất trên cả nước.
Khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng dần lộ diện và trên thực tế lớn hơn nhiều so với những tính toán hiện nay trên thị trường và cao hơn cả tính toán của tạp chí tài chính uy tín Forbes.
Tài sản của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã cán mốc 10 tỉ USD với những diễn biến trong phiên giao dịch chứng khoán vào ngày 29/7/2019 vừa qua.
Thu nhập trung bình trên đầu người mỗi năm của Việt Nam hiện nay khoảng 3.000 USD. Với mức tăng tài sản hiện nay, ông Vượng chỉ cần chưa tới 24 giây đã đạt mức thu nhập trung bình này. Còn nếu theo cách tính cũ, ông Vượng chỉ cần chưa tới 21 giây để mang về số tiền tương đương một người Việt kiếm được trong một năm (2.590 USD).
2. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air
|
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet Air |
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD, sau ông Phạm Nhật Vượng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo của Việt Nam đã làm nên một kỳ tích trong lịch sử ngành hàng không vốn thuộc về phái mạnh khi là nữ doanh nhân duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không thương mại của riêng mình - Vietjet Air.
Bà hiện là CEO Vietjet Air, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT- HDBank, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch Công ty địa ốc Phú Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd. (Liên bang Nga).
Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD.
Thành tựu đó giúp bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành một đại diện tiêu biểu trong danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất năm nay - tôn vinh những người dám thách thức và phá vỡ mọi rào cản.
Năm 2017, Vietjet đã niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM với vốn hóa thị trường 1,4 tỉ USD. Năm tiếp theo, Vietjet vận chuyển 23 triệu hành khách, chiếm 46% thị phần ở Việt Nam, tương đương một nửa số khách mà AirAsia - hãng hàng không giá rẻ hàng đầu châu Á vận chuyển năm ngoái. Vietjet đang phát triển nhanh hơn cả AirAsia.
Hãng hàng không Vietjet đang hướng tới mục tiêu vươn ra khu vực khi hãng này mở rộng không ngừng các đường bay quốc tế tới các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Campuchia..
Ngày 1/10/2019, Forbes ước tính bà Phương Thảo sở hữu 2,5 tỷ USD, đứng vị trí người giàu thứ 959 thế giới. Đây là lần đầu tiên bà Thảo lọt nhóm 1.000 người giàu nhất thế giới theo định giá tài sản thời gian thực của tổ chức này.
3. Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco
|
Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco |
Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco). Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.
Theo hồ sơ của Forbes, đến năm 2016, Thaco trở thành công ty ô tô lớn nhất của Việt Nam với thị phần ô tô chiếm 32%.
Theo Forbes, ông Trần Bá Dương bắt đầu làm việc cho một nhà máy sửa chữa ôtô từ những 80 và quản lý công việc theo cách riêng của mình. Ông thành lập Trường Hải trong năm 1997.
Ban đầu công ty chỉ bán ôtô, sau đó mới lắp ráp cho một vài thương hiệu như Kia, Mazda và Peugeot. Năm 2016, Thaco trở thành công ty ôtô lớn nhất Việt Nam với thị phần 32%.
4. Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát
|
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát |
Trần Đình Long (sinh ngày 20 tháng 2 năm 1961) là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Hòa Phát được đánh giá là nhà sản xuất thép lớn nhất của Việt Nam. Ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép Việt Nam.
Ông Long nhiều năm đứng trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Ngày 6/3/2018, ông Trần Đình Long được Forbes công nhận là tỷ phú USD với khối tài sản lên tới 1,6 tỷ USD, xếp hạng 1.756 trong danh sách. Tuy nhiên, năm 2019, ông Long đã không còn trong danh sách này.
5. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan
|
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan |
Tháng 3/2019, ông Nguyễn Đăng Quang lọt vào danh sách tỷ phú USD của Forbes với 1,3 tỷ USD, xếp thứ 1.717.
Ngày 11/12, khối tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang giảm xuống dưới 1 tỷ USD khiến chủ tịch Masan rời danh sách tỷ phú USD.
Sang tháng 12 cũng là thời điểm Masan chứng kiến nhiều biến động khi nhận sáp nhập hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng tiện lợi VinMart+, nông trường VinEco từ Vingroup. Masan cũng vừa thành lập công ty con Masan HPC ngày 20/12, đồng thời, chào mua công khai với mục tiêu thâu tóm hãng bột giặt NET (NETCO).
Là chủ tịch Masan nhưng ông Nguyễn Đăng Quang chỉ trực tiếp sở hữu 15 cổ phiếu công ty. Khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Quang đến từ số cổ phần thông qua các pháp nhân liên quan và người thân.
2 cổ đông lớn nhất của tập đoàn Masan hiện nay là Công ty Cổ phần Masan sở hữu 31,4% và Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương sở hữu 13,3%.
Ông Quang cùng ông Hồ Hùng Anh được cho là 2 cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Masan với tỷ lệ sở hữu mỗi người khoảng 48%.
Tập đoàn Masan còn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 15% vốn tại Techcombank và ông Quang là người đại diện phần sở hữu này. Bên cạnh đó, vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến cũng nắm 3,65% vốn cổ phần Masan.
Trước đó, năm 2018, ông Nguyễn Đăng Quang đã được Bloomberg ghi nhận là 1 trong 2 tỷ phú USD mới của tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2018 với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD.
6. Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank
|
Forbes vừa công bố chính thức danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2019 vào ngày 5/3. Theo đó, Việt Nam hiện có 5 tỷ phú USD, nhiều hơn 1 người so với năm trước. 2 tỷ phú lần đầu góp mặt trong danh sách của Forbes là ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh.
Ông Hùng Anh có bằng kỹ sư điện tử tại đại học Bách khoa Kiev (Ukraine). Trong thời sang sống tại Đông Âu, ông Hùng Anh quen biết ông Nguyễn Đăng Quang. Mối liên hệ của hai vị tỷ phú được Forbes mô tả là "hai đối tác kinh doanh thân thiết" và "có quan hệ đan xen".
Nếu như chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang đã được báo chí đề cập thường xuyên, đặc biệt sau sự kiện ông được Bloomberg công nhận là tỷ phú USD đầu năm 2018 thì ông Hồ Hùng Anh lại là một doanh nhân rất kín tiếng.
Ông Hồ Hùng Anh được Tạp chí Forbes vinh danh ngày 5/3/219 với khối tài sản 1,7 tỷ USD. Số tiền này chủ yếu đến từ cổ phần của ông và gia đình tại Techcombank và Masan.
Theo Forbes, trong những năm 1990, ông Hùng Anh buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu. Trở về Việt Nam, ông Hùng Anh tiếp tục gắn bó với ông Quang trong việc xây dựng Masan.
Ông Hùng Anh lần lượt giữ chức Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan và Công ty Cổ phần Masan (tên cũ là Công ty Cổ phần Đầu tư Masan). Đến tháng 4/2018, ông Hùng Anh từ bỏ mọi chức vụ tại Masan để tập trung cho Techcombank.
7. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – CEO Tập đoàn Trung Nguyên
|
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – CEO Tập đoàn Trung Nguyên |
Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua Cà phê Việt Nam".
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – CEO Tập đoàn Trung Nguyên từng nổi tiếng với tuyên ngôn khá nổi tiếng: “Đất nước không thể mạnh nếu thiếu những cá nhân giàu có”.
Trưởng thành từ kinh doanh cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ đã nâng dần ý nghĩa của việc kinh doanh cà phê từ kinh doanh thuần túy đến đạo cà phê, đưa Việt Nam thành thánh địa cà phê toàn cầu, và cuối cùng là đưa công ty thành một tôn giáo trong đó ông Vũ được thông linh và được trao sứ mệnh "cứu nhân loại".
Trong quá trình này, vợ ông, Lê Hoàng Diệp Thảo đã bị đưa ra khỏi công ty và hai người đã tranh chấp quyền điều khiển công ty từ năm 2015 tới 2018.
Trước khi trở thành một đại gia, ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng rất khó khăn trên con đường khởi nghiệp. Khi ấy, tài sản lớn nhất của ông chỉ là chiếc xe đạp cọc cạch. Tuy nhiên, đó chỉ là điểm khởi đầu cho những thành công sau này.
Trong 20 năm thành lập, Tập đoàn Trung Nguyên trở thành một trong 3 thương hiệu hãng đầu thị trường cà phê hòa tan Việt (cùng với VinaCafe và Nestle).
Tập đoàn Trung Nguyên sở hữu nhiều công ty con, có thể kể tới: CTCP Cà phê Trung Nguyên với vốn điều lệ 500 tỷ đồng; CTCP Trung Nguyên Franchising với vốn điều lệ 100 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên vốn lên đến gần 3.200 tỷ đồng và hệ thống bán lẻ G7. Năm 2012, Trung Nguyên đã sở hữu 5 nhà máy và một chuỗi 40 cửa hàng cà phê khắp trong và ngoài nước.
Ngoài ra, hệ thống Trung Nguyên còn có CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng, Công ty TNHH Du lịch Đặng Lê với số vốn 98 tỷ đồng.
CTCP Trung Nguyên Franchising có vai trò quản lý hoạt động nhượng quyền chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên với hơn 50 cửa hàng tại 7 tỉnh thành trên cà nước và 1 cửa hàng tại Singapore.
Bên cạnh mặt hàng truyền thống là cà phê, Trung Nguyên còn mở rộng đầu tư sang lĩnh vực du lịch khi thành lập Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê với vốn điều lệ 98 tỷ đồng. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành và hiện đang sở hữu khu nghỉ dưỡng Coffee Tour Resort đạt tiêu chuẩn 3 sao đầu tiên tại Buôn Ma Thuột.
8. Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai
|
Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai |
Đoàn Nguyên Đức hay Bầu Đức (sinh ngày 6 tháng 12 năm 1962) là chủ tịch Hoàng Anh - Gia Lai. Năm 2011, ông được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Ông được Wall Street Journal coi là doanh nhân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế – đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam.
Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá. Công ty bắt đầu niêm yết chứng khoán vào năm 2008 với mã HAG. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2010 tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22.524,09 tỷ đồng.
Năm 2008 và 2009, ông Đức liên tiếp xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Năm 2012, ông xếp ở vị trí thứ hai sau ông Phạm Nhật Vượng với tổng tài sản 5.600 tỷ đồng.
Ông là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008.
9. Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk
|
Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk |
Năm 2012, Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á (có trụ sở tại Hong Kong) bình chọn bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là một trong những CEO (Tổng giám đốc) xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư.
Cũng năm 2012, truyền thông Việt được phen xôn xao, khi bà Liên có tên trong danh sách 50 nữ doanh nhân có quyền lực nhất ở châu Á do Forbes công bố. Bà Liên là đại diện Việt Nam duy nhất có mặt ở top 50 và đứng ở vị trí 25.
Forbes không ngại dùng nhiều mỹ từ để mô tả người đứng đầu Vinamilk. Forbes viết bà Liên: “Đã xây dựng Vinamilk trở thành không những là một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn là được kính trọng trên khắp châu Á”, sau khi doanh nghiệp này cổ phần hóa vào năm 2003 và bà trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị.
Bà Liên chèo lái Vinamilk ra thị trường quốc tế, công ty hiện xuất khẩu sang 23 quốc gia. Hiện nay, Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất và cổ phiếu blue - chip tại Việt Nam có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ổn định kể từ khi niêm yết năm 2006.
Vinamilk đạt 23% tăng trưởng doanh thu năm 2012 với 1,3 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế tăng gần 40% đạt 280 triệu USD.
10. Bà Thái Hương - CEO BacABank
|
Bà Thái Hương - CEO BacABank |
Bà Thái Hương được biết đến chủ yếu là người phụ nữ đứng đầu CTCP Thực phẩm sữa TH (TH True Milk) thuộc Tập đoàn TH, bên cạnh đó là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của ngân hàng TMCP Bắc Á - ngân hàng do chính bà sáng lập vào năm 1994 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
Bà Thái Hương sinh tại Nghệ An với trình độ cử nhân ngành Kế toán Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Bà Thái Hương được xem là một trong những người quyền lực của giới tài chính Việt Nam. Liên tiếp trong 2 năm 2015 và 2016, bà Thái Hương lọt vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Thái Hương bắt đầu gây dựng TH True Milk vào năm 2008, khi đó, bà là Tổng giám đốc củ Ngân hàng Bắc Á, một trong những ngân hàng mà bà và cổ đồng sáng lập. Chỉ 6 năm sau khi có mặt trên thị trường, dưới bàn tay chèo lái của bà, TH true MILK trở thành một thương hiệu lớn trong ngành sữa Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
Từ thành công của Dự án sữa TH, bà Thái Hương đã đầu tư dự án bò sữa tại Nga, trồng dược liệu chế biến thức uống cao cấp (TH herbals) bán tại Mỹ, tạo ra thương hiệu rau củ quả sạch FVF, lập trường quốc tế TH School.
TH hiện có mức tăng trưởng khoảng 12%/năm, thành công vang dội tại Việt Nam, sở hữu đàn bò sữa quy mô 45.000 con, được xác nhận Kỷ lục Trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao quy mô lớn nhất Châu Á và đạt được nhiều thành công nhất định, góp phần thay đổi bản chất ngành sữa Việt Nam.
Một con số thống kế vào tháng 10/2017 cho thấy, Tập đoàn TH có doanh thu đạt 215 triệu USD và lợi nhuận là 45 triệu USD.
Năm 2017, bà Thái Hương rời ghế Chủ tịch TH True Milk, chọn làm CEO BacABank.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ