Trước đây, các NHTW không mấy quan tâm tới các đồng tiền ảo, bởi số lượng các đồng tiền này là hữu hạn và phạm vi sử dụng cũng hạn chế. Hơn nữa, việc giá trị biến động liên tục với cường độ rất lớn càng khiến cho các đồng tiền này khó được sử dụng rộng rãi.
Bao giờ Việt Nam có đồng tiền kĩ thuật số?
Khi các giao dịch tài chính đang chuyển sang xu hướng phần lớn là thông qua hình thức điện tử, và khi mà các đồng tiền ảo có giá trị ổn định ra đời và chứng minh được tính ổn định của nó theo thời gian, đặc biệt khi Facebook dự định phát hành đồng Libra – một đồng tiền ảo dạng stablecoin với sự tham gia của khá nhiều tên tuổi lớn thì quan điểm của nhiều NHNN đã thay đổi.
Mặc dù phản đối mạnh mẽ Libra, song nhiều NHTW cũng thừa nhận, nếu không nhanh chóng tiếp cận, họ sẽ bị thua trong cuộc đua công nghệ hiện nay.
|
Mặc dù phản đối mạnh mẽ Libra, song nhiều NHTW cũng thừa nhận, nếu không nhanh chóng tiếp cận, họ sẽ bị thua trong cuộc đua công nghệ hiện nay. |
Không ít NHTW đã lên kế hoạch phát hành đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình. Trong đó, Trung Quốc đã thông qua một đạo luật mới vào ngày 26/10 vừa qua để điều chỉnh các quy định đối với công nghệ blochkchain và tiền điện tử để mở đường cho sự xuất hiện của đồng tiền kỹ thuật số của nước này. Ngân hàng Trung ương Đan Mạch đang cân nhắc tạo ra phiên bản kỹ thuật số của đồng krone.
Bên cạnh đó, đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc cũng được quản lý theo mô hình tập trung, trái ngược với các đồng tiền ảo hiện nay, để ngăn chặn việc phát hành quá mức và đảm bảo khả năng quản lý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC).
Theo dự kiến, đồng tiền số của PBoC có thể được phát hành thông qua hệ thống hai cấp: cấp 1 là NHTW chỉ phát hành đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số cho các ngân hàng thương mại, sau đó các ngân hàng này sẽ phát hành thêm cho công chúng. Bên cạnh đó, đồng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc cũng được quản lý theo mô hình tập trung, trái ngược với các đồng tiền ảo hiện nay, để ngăn chặn việc phát hành quá mức và đảm bảo khả năng quản lý của PBoC.
Theo Bloomberg, các ngân hàng trung ương khắp châu Âu và châu Á đang tìm hiểu về tiền kỹ thuật số. Theo hãng tin này, hồi tháng 3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho hay đang "nghiêm túc" nghiên cứu khả năng sử dụng bitcoin (một loại tiền kỹ thuật số).
Sức mạnh của đồng tiền kĩ thuật số
Giáo sư Andrew Levin thuộc trường Đại học Dartmouth, cho biết: "Đồng tiền kĩ thuật số của các ngân hàng trung ương sẽ có giá trị tương đương tiền giấy, chỉ khác là ở dạng điện tử". Ví dụ, "nó sẽ tượng trưng cho đồng USD, nhưng cơ bản sẽ miễn phí giao dịch".
Trong khi thẻ tín dụng tính phí giao dịch và lãi suất, giao dịch bằng tiền giấy cũng tốn kém thì tiền kỹ thuật số có thể là một "lợi ích thực sự" cho các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng, ông Levin nhận định.
Tuy nhiên, theo một kiến nghị gần đây của Levin và Giáo sư kinh tế Michael Bordo của trường Đại học Rutgers, các ngân hàng trung ương có thể sử dụng đồng tiền kỹ thuật số của mình để tích trữ giá trị.
"Ngược lại với bitcoin, giá trị của các đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành sẽ được ấn định theo giá danh nghĩa", hai giáo sư này cho biết. "Hơn nữa, đồng tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương có thể được ứng dụng bằng một hệ thống dựa trên các tài khoản, từ đó tránh được những hoạt động 'khai thác' vốn tốn rất nhiều tài nguyên như quá trình tạo ra các đồng tiền ảo dạng bitcoin".
Hiện nay, sự tăng giá chóng mặt của bitcoin khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô vào mua dù đồng tiền kỹ thuật số này xuất hiện chưa đầy 1 thập kỷ, tính bền vững chưa được khẳng định.
Nếu nhà đầu tư nào may mắn bỏ ra 1.000 USD để mua Bitcoin với giá chỉ 0,05 USD vào tháng 7/2010 thì tài sản của họ giờ đây đã lên tới 46 triệu USD.
Không chỉ là đồng tiền kỹ thuật số thông thường, bitcoin còn tham vọng trở thành đồng tiền có sức mạnh ngang với đồng euro, yên Nhật hay USD.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ