Ngoại tệ trong nước
Đô la Mỹ
Sang hôm nay ngày 25/4, Tính đến 8h10 sáng 25/4, tỷ giá trung tâm được niêm yết tại Ngân hàng nhà nước đang ở mức: 23.272 VND.
Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua vào ở mức 23.175 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 VND/USD (không đổi).
Giá USD tự do ở mức: 23.520 đồng (tăng 20 đồng chiều mua vào) và 23.560 đồng (tăng 10 đồng chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng qua).
|
Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 22.950 VND
Ngân hàng SCB đang mua chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.430 VND
Ngân hàng HSBC đang bán tiền mặt USD với giá thấp nhất là: 1 USD = 23.515 VND
Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản USD với giá cao nhất là: 1 USD = 23.590 VND
Bảng Anh
Hôm nay Ngân hàng Sacombank mua Bảng Anh (GBP) giá cao nhất là 28,740.00 VNĐ/GBP. Bán Bảng Anh (GBP) thấp nhất là Ngân hàng Sacombank với 29,050.00 VNĐ một GBP.
|
Bảng Tỷ giá GBP so sánh 2 ngày 24/4/2019 và 25/4/2019. Nguồn: ngan-hang.com. |
* Mũi tên màu xanh: thể hiện tỷ giá đang xem tăng cao hơn so với ngày trước đó.
* Mũi tên màu đỏ: thể hiện tỷ giá đang xem thấp hơn so với ngày trước đó.
Euro
Tỷ giá trung bình: 1 EUR = 25.273,71 VNĐ.
Tham khảo tỷ giá Euro tại các ngân hàng dưới đây:
Ngân hàng mua ngoại tệ Đồng Euro (€) (EUR)
+ Ngân hàng Vietcombank đang mua tiền mặt EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 24.627,50 VND
+ Ngân hàng MBBank đang mua chuyển khoản EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 24.861,00 VND
+ Ngân hàng ACB đang mua tiền mặt EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 25.118,00 VND
+ Ngân hàng ACB đang mua chuyển khoản EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 25.181,00 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Đồng Euro (€) (EUR)
+ Ngân hàng Đông Á đang bán tiền mặt EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 25.420,00 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản EUR với giá thấp nhất là: 1 EUR = 25.410,00 VND
+ Ngân hàng Vietcombank đang bán tiền mặt EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 26.034,90 VND
+ Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản EUR với giá cao nhất là: 1 EUR = 25.992,00 VND
Yên Nhật
Tỷ giá trung bình: 1 JPY = 217,42 VNĐ.
Tham khảo tỷ giá yen Nhật tại các ngân hàng dưới đây:
Ngân hàng mua ngoại tệ Yên Nhật (¥) (JPY)
+ Ngân hàng HSBC đang mua tiền mặt JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 212,00 VND
+ Ngân hàng BIDV đang mua chuyển khoản JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 213,60 VND
+ Ngân hàng SCB đang mua tiền mặt JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 216,50 VND
+ Ngân hàng SCB đang mua chuyển khoản JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 217,20 VND
Ngân hàng bán ngoại tệ Yên Nhật (¥) (JPY)
+ Ngân hàng Đông Á đang bán tiền mặt JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 219,20 VND
+ Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản JPY với giá thấp nhất là: 1 JPY = 219,50 VND
+ Ngân hàng Vietcombank đang bán tiền mặt JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 223,98 VND
+ Ngân hàng MBBank đang bán chuyển khoản JPY với giá cao nhất là: 1 JPY = 223,88 VND
Ngoại tệ thế giới
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,33% ở mức 99,78.
Đồng đô la được giao dịch trong phạm vi hẹp vào thứ sáu vì những dữ liệu kinh tế yếu. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng đồng bạc xanh vẫn giữ được đà tăng nhờ lợi nhuận mạnh mẽ so với cả đồng euro và bảng Anh trong tuần này.
Giới đầu tư đổ xô đến đồng bạc xanh khi thị trường dầu mỏ thế giới chao đảo trong phiên đầu tuần. Giới chuyên gia cho rằng, tâm lý nhà đầu tư vẫn hỗ trợ đồng đô la vì các tác động tiêu cực lên kinh tế của đại dịch COVID-19 sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nắm giữ đồng đô la, được coi là tài sản trú ẩn an toàn.
Tại Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Liên minh châu Âu (EU), các nhà lãnh đạo của khối này đã thông qua gói tài chính trị giá 540 tỷ Euro để hỗ trợ các quốc gia và doanh nghiệp đối phó với đại dịch COVID-19. Gói tài chính này sẽ sẵn sàng trước ngày 1/6.
Trước đó, các Bộ trưởng Tài chính EU hôm 10/4 đã đồng thuận về gói hỗ trợ trên với 3 mục tiêu gồm: thông qua quỹ Cơ chế Ổn định châu Âu (MES) để trang trải các chi phí liên quan trực tiếp và phi trực tiếp đến đại dịch COVID-19; chấp thuận sáng kiến của Ngân hàng Đầu tư châu Âu về việc hỗ trợ tài chính 200 tỷ euro cho các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại EU; và 100 tỷ euro giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp tại các quốc gia thành viên.
Theo các chuyên gia dự đoán, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ sử dụng đến cái gọi là "tiền trực thăng" – phát tiền cho người dân để kích thích tiêu dùng, trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 chưa có dấu hiệu được kiểm soát.
Các quốc gia châu Âu là một trong những bên bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP khu vực EU zone sẽ giảm 7,5% trong năm nay. ECB đã thực hiện các bước đi khác nhau nhằm giảm bớt tác động của dịch bệnh, bao gồm cam kết mua 750 tỷ euro (815 tỷ USD) trái phiếu có chủ quyền trong năm nay.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB) đã chịu tổn thất nặng nề trong quý I/2020 với 38,2 tỷ CHF (39,2 tỷ USD) do những bất ổn trên thị trường chứng khoán trước đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Kể từ năm 2015, chính sách tiền tệ của SNB đã dựa trên mức lãi suất âm 0,75%. Bên cạnh chính sách lãi suất âm, SNB thường xuyên bán đồng CHF trên thị trường quốc tế và mua tài sản bằng ngoại tệ trong nỗ lực giảm giá trị đồng CHF.
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ