Giá vàng thế giới hôm nay 21/3
Thị trường vàng thế giới đã khép lại tuần giao dịch giữa tháng 3 với phiên phục hồi trở lại. Kết thúc phiên giao dịch tuần này, giá vàng thế giới hiện giao dịch tại mức giá 1.744,9 - 1.745,9 USD/ounce, tăng 9 USD/ounce so với phiên giao dịch liền kề.
Khép lại phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới đứng ở mức cao trong 3 tuần trở lại đây trong bối cảnh thị trường lo ngại về nguy cơ lạm phát và diễn biến kém tích cực trên thị trường chứng khoán Mỹ. Giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 9 USD xuống 1.736,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 trên sàn Comex New York giảm 2,8 USD xuống 1.729,7 USD/ounce.
Giá vàng tăng giảm liên tục khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ - bà Janet Yellen nhận định lạm phát tại Mỹ là không đáng kể dù "kế hoạch giải cứu nước Mỹ" bị thiệt hại do Covid-19 trị giá 1.900 tỉ USD vừa được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật, cùng gói cứu trợ trị giá 2.200 tỉ USD được triển khai hồi tháng 3/2020 và 900 tỉ USD được phê duyệt vào tháng 12/2020.
|
Ảnh minh họa. |
Đáng chú ý, giá vàng ngày 17/3 có thời điểm tăng 1,2% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tái khẳng định quan điểm về chính sách tiền tệ nới lỏng, nhân tố làm suy yếu đồng USD. Trong cuộc họp kéo dài hai ngày của Fed, hầu hết các quan chức của cơ quan này cho biết họ không muốn tăng lãi suất cho đến năm 2023.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed đã bỏ phiếu để duy trì ổn định lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức gần 0%, đồng thời tiếp tục chương trình mua tài sản, trong đó Fed sẽ mua ít nhất 120 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng.
Giới đầu tư tiếp tục theo dõi sát biến động lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ để phục vụ cho hoạt động mua bán vàng. Đà tăng bất thường của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ trong thời gian gần đây đã gây sức ép lên kim loại quý này.
Các nhà đầu tư chờ đợi những đánh giá về lạm phát và triển vọng kinh tế Mỹ. Nếu lạm phát gia tăng và Fed rút dần các chính sách tiền tệ nới lỏng thì đồng USD sẽ tăng giá và qua đó gây tác động tiêu cực lên thị trường vàng.
Giá vàng hôm nay 21/3 bao nhiêu tiền 1 chỉ?Chốt cuối tuần, công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá vàng SJC tăng 100.000 đồng ở chiều bán ra, giữ nguyên chiều mua vào so với phiên giao dịch trước đó, niêm yết giá vàng SJC ở 55,1 - 55,6 triệu đồng/lượng. Tại Hà Nội, hệ thống Bảo tín Minh Châu điều chỉnh tăng ở cả hai chiều với giá vàng SJC, hiện niêm yết tại 55,18 - 55,59 (mua vào - bán ra). Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long cũng được điều chỉnh tăng ở chiều bán, niêm yết ở 51,61 - 52,21 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 50,95 - 52,05 triệu đồng/lượng. |
Giá vàng trong nước
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng SJC tại TPHCM phục hồi lên 55,15-55,65 triệu đồng/lượng; Giá vàng Doji tại Hà Nội cũng nhích lên 55,15-55,65 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra.
Trong khi đó, giá vàng 9999 NPQ chốt tuần dưới mốc 52 triệu khi chỉ còn 51,20-51,90 triệu đồng/lượng. Giá vàng 24K Rồng vàng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu phục hồi phiên cuối tuần lên 51,64-52,24 triệu đồng mỗi lượng mua vào và bán ra…
Tuần qua, giá vàng trong nước không biến động mạnh như giá vàng thế giới. Có nhiều phiên xuất hiện diễn biến trái chiều giữa các thương hiệu lớn và các thương hiệu nhỏ.
Đáng chú ý, các thương hiệu đã co hẹp khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra về 350-700 nghìn đồng/lượng để kích thích giao dịch.
Tính chung cả tuần, giá vàng SJC giảm 200 nghìn đồng; Giá vàng Doji giảm 150 nghìn đồng; Giá vàng NPQ của Phú Quý giảm mạnh 400 nghìn đồng và giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giảm 180 nghìn đồng mỗi lượng.
Tuần tới, nếu thị trường thế giới tiếp tục phục hồi đúng như kỳ vọng thì sẽ là lục đẩy cho thị trường trong nước.
Bảng giá vàng hôm nay 21/3
|
Dự báo giá vàng
Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi số liệu về lĩnh vực bán lẻ của Bộ Thương mại Mỹ. Michael McCarthy, chiến lược gia tại CMC Markets, cho rằng tâm lý lạc quan về đà phục hồi kinh tế làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản an toàn như vàng.
Kunal Shah, chuyên gia tại Nirmal Bang Commodities, ở Mumbai (Ấn Độ), nhận định tại thời điểm hiện nay, vàng lên giá trước đà giảm của lợi suất trái phiếu và các nhà đầu tư có cơ hội mua vàng ở mức giá rẻ hơn, khi đặt cược vào những yếu tố thiếu chắc chắn trong dài hạn như lãi suất thấp hơn và lạm phát cao hơn.
Trên Kitco, Deutsche Bank cho rằng vàng có dư địa để giảm sâu hơn nữa, có thể xuống tới ngưỡng 1.500 USD/ounce. Theo ngân hàng này, nhu cầu vàng vật chất gia tăng tại Trung Quốc và Ấn Độ không bù đắp được nhu cầu mua vàng chung trên toàn cầu.
Trong trung và dài hạn rất khó dự đoán xu hướng các thị trường tài chính và hàng hóa. Các yếu tố rủi ro vẫn còn nhiều. Cho đến thời điểm này, có nhiều dự báo trái ngược nhau về lạm phát thời kỳ hậu Covid-19. Những gói bơm tiền trị giá nhiều nghìn tỷ USD khiến không ít chuyên gia lo sợ lạm phát sẽ tăng cao, nhưng cũng có những người lại tin vào sự suy kiệt sức cầu trong thời gian tới.
Giá vàng trên thị trường quốc tế biến động mạnh, có những thời điểm giảm sâu sau đó tăng vọt do đồng USD giảm nhanh sau những tín hiệu chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Sự lạc quan về kinh tế Mỹ và quan điểm chưa tăng lãi suất đã đẩy đồng USD đi xuống vào cuối phiên và qua đó kéo vàng đi lên. Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ chưa thực sự phục hồi.
Theo kết quả khảo sát diễn biến giá vàng tuần tới, tỷ lệ dự đoán giá vàng tăng đã đảo chiều hoàn toàn trong tuần này.
Cụ thể, có tới 46% chuyên gia nhận định giá vàng tăng vào tuần tới. Tỷ lệ này tăng mạnh so với tuần trước và áp đảo hai xu hướng còn lại. Bên cạnh đó, có 31% chuyên gia nhận định giá vàng giảm và 23% giữ quan điểm trung lập.
Còn đối với kết quả khảo sát trực tuyến, tỷ lệ ủng hộ xu hướng tăng cũng áp đảo với 65%, còn lại 21% dự đoán giá vàng giảm và còn lại 14% cho rằng giá vàng đi ngang.
Chốt phiên giao dịch tuần vừa qua, giá vàng thế giới phục hồi lên 1.745,90 USD/ounce.
Với 4 phiên tăng, một phiên giảm, tính chung cả tuần, giá vàng thế giới tăng gần 1%, cũng là tuần tăng giá thứ hai liên tiếp của kim loại quý.
Tác động tới diễn biến thị trường tuần qua là cuộc họp chính sách của cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) với tuyên bố của chủ tịch Jerome Powell sau khi kết thúc cuộc họp này là không tăng lãi suất vào năm 2021, 2022 và thậm chí có thể sang năm 2023. Đây dường như là một lời cam kết rằng Fed sẽ kiên định theo chính sách này.
Ngay sau đó, giá vàng đã phục hồi mạnh mẽ với mức tăng hai con số. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn mà đà tăng giá này mang lại chính là tạo động lực dẫn dắt giá vàng tiếp tục tăng cao hơn trong các phiên tiếp theo.