Theo nhận định của các chuyên gia thì có 3 nguyên nhân chính khiến lãi suất huy động tăng mạnh trong những ngày gần đây.
Cụ thể, thứ nhất là trong bối cảnh tín dụng trung dài hạn tại Việt Nam vẫn đang chiếm tỷ trọng cao (bình quân khoảng 50% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng), nên việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động (trung, dài hạn) sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn để tiếp tục tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm.
Tiếp theo là để đáp ứng các yêu cầu về hệ số an toàn vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và cuối cùng là nhằm đáp ứng tốt hơn các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.
Ngoài ra, còn có thể kể thêm 1 tác nhân nữa khiến lãi suất huy động tại các ngân hàng tăng mạnh đó là việc một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 12-13%/năm. Vậy nên, việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng cũng có thể hiểu là giúp các ngân hàng gia tăng tính cạnh tranh trong huy động vốn trên thị trường.
|
Lãi suất theo từng kỳ hạn của các ngân hàng cập nhật ngày 17/9/2019, đơn vị tính: % |
Chiếu theo biểu lãi suất của từng ngân hàng, nếu người dân có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng thì những ngân hàng cỡ vừa và nhỏ đang là lựa chọn hợp lý khi có mặt bằng lãi suất huy động lên tới 5,5%/năm, như ABBank, HDBank, Sacombank hay SeABank. Còn nhóm ngân hàng lớn Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV lại chỉ huy động lãi suất tiền gửi kỳ hạn này ở mức dưới 5%/năm.
Đối với kỳ hạn 6-12 tháng, ABBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất, lên tới 8,5%/năm ở kỳ hạn 12 tháng, xếp sau là TPBank với mức lãi suất 8,2%/năm.
Là ngân hàng nhỏ, NCB hiện cũng niêm yết mức lãi suất tiền gửi 6-12 tháng lên tới 8%/năm, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. Một số ngân hàng cũng niêm yết lãi suất tiền gửi kỳ hạn này trên 7% mỗi năm là VIB, SCB, KienLongbank.
Đáng lưu ý, không chỉ có các Ngân hàng TMCP tư nhân tham gia rầm rộ trong cuộc đua lãi suất, mà cả các “ông lớn” như BIDV hay VietinBank cũng đều niêm yết lãi suất tiền gửi 12 tháng ở mức 7%/năm, tăng tới 0,2% so với trước đó (đầu tháng 8/2019).
Còn với kỳ hạn 24 tháng, ngoài Bản Việt đưa ra mức lãi suất huy động lên tới 8,6%/năm, NamABank cũng đang đưa ra mức lãi suất huy động lên tới 8,45%/năm. Tuy nhiên, để hưởng lãi suất này, khách hàng phải đáp ứng yêu cầu gửi với lượng tiền trên 500 tỷ đồng, đối với khoản tiền gửi dưới 500 tỷ gửi kỳ hạn 24 tháng lãi cuối kỳ sẽ áp dụng theo lãi suất của kỳ hạn 23 tháng lãi cuối kỳ.
Theo Nhà đầu tư