Viên kim cương của kiến trúc đô thị hiện đại

DTVN Theo Sở hữu Trí tuệ 10:49 07/04/2020

Từ tòa nhà “Quả Dưa Chuột” của kiến trúc sư danh tiếng Norman Foster ở London tới tháp CCTV ở Bắc Kinh; từ “siêu cửa hàng” của Prada ở Tokyo tới biểu tượng mới của kiến trúc thành phố Hà Nội, tháp DOJ

Tất cả đều có một điểm chung là những thể nghiệm với chất liệu kính cao cấp. Với công nghệ kính, các công trình này đã trở thành điểm nhấn của các thành phố lớn…

Chất liệu làm nên đẳng cấp kiến trúc của thế kỷ 21

Không thể phủ nhận, kính là một trong những chất liệu quan trọng của những thành phố hiện đại. Cũng không phải tới giờ, chất liệu này mới được yêu thích và sử dụng trong kiến trúc. Thực tế, ý tưởng về những công trình kiến trúc chỉ gồm thép và kính có lẽ đã bắt đầu từ gần 200 năm trước khi kiến trúc sư Charles Rohault de Fleury xây dựng nhà kính ở vườn Jardin des plantes ở Paris.

Cùng với thời gian, chất liệu này ngày càng “gắn bó” với diện mạo của đô thị. Từ tòa nhà “Quả Dưa Chuột” làm nên danh tiếng cho kiến trúc sư Norman Foster ở London tới một danh sách dài các công trình giúp Bắc Kinh “thay áo mới” như đài truyền hình CCTV, China World Trade Center Tower III hay Galaxy SOHO, kính luôn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kiến trúc hiện đại.

Tòa nhà “Quả Dưa Chuột” của kiến trúc sư danh tiếng Norman Foster ở London (Anh).

Với thế giới của thời trang và trang sức, kính càng có một ý nghĩa đặc biệt. Cửa hàng của Hermès ở Tokyo do Renzo Piano thiết kế có lớp áo là hàng nghìn tấm kính bao bọc lấy tòa nhà. Tòa nhà của Prada ở Tokyo do công ty kiến trúc danh tiếng Herzog & de Meuron cũng là kết quả vô số những tấm kính ghép với nhau.

Cửa hàng toàn kính lừng danh của Prada ở Tokyo..

Những công trình này thực tế được đánh giá rất cao bởi hàm lượng “nghệ thuật” mà nó đóng góp vào mỗi thành phố. Trong một số trường hợp, ý nghĩa của những công trình toàn kính này thậm chí đã vượt ra khỏi phạm trù của một tòa nhà và trở thành một biểu tượng. Nếu từng đọc cuốn sách “The Cult of Luxury” hay “Tình Yêu Hàng Hiệu”, chắc bạn sẽ nhận ra bìa của cuốn sách là hình chụp mặt tiền của cửa hàng toàn kính của Prada ở Tokyo.

DOJI Tower: “Viên kim cương” của kiến trúc Hà Nội

Là một doanh nghiệp hoạt động gần 1/3 thế kỷ trong lĩnh vực vàng, bạc, trang sức và đá quý, DOJI Tower có một tình yêu đặc biệt với kim cương, đá quý và Hà Nội. Doanh nghiệp này đã quyết định mang đến cho thành phố một công trình xứng tầm và có thể góp phần tô điểm cho thành phố, đưa thành phố trở thành một điểm đến hội nhập với phong cách quốc tế.

Để làm nên một DOJI Tower như ngày nay, Chủ đầu tư đã phải trải qua nhiều thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất gặp phải khi xây dựng DOJI Tower là phải lựa chọn được công nghệ kính phù hợp.

DOJI Tower được vinh danh Công trình kiến trúc cách tân và sáng tạo nhất châu Á 2019.

Rất nhiều công trình và những nhà sản xuất kính đã được DOJI nghiên cứu, tuy nhiên cuối cùng chỉ có Viracon trở thành lựa chọn cuối cùng. Lý do lựa chọn Viracon của DOJI Tower rất đơn giản: Viracon là doanh nghiệp kính hàng đầu của Mỹ, có chất liệu kính tham gia vào việc tạo nên diện mạo cho những công trình danh tiếng của nước Mỹ. Viracon đã tư vấn cho DOJI chất liệu kính VRE1-46.

Đây là chất liệu kính có độ phản xạ các tác động của mặt trời rất thấp, chỉ dừng ở mức 34%. Trên thế giới những công trình sử dụng kính VRE1-46 có BBVA Compass Plaza, Delta Hotel, hay thậm chí là công trình Trump SoHo Hotel Condominium ở New York. Cá biệt, loại kính này còn được sử dụng cho các công trình ở Texas nơi có nhiệt độ cao và độ chiếu sáng lớn.

Đại diện Viracon bật mí: “Trong quá trình thiết kế và thi công, chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với các kiến trúc sư và kỹ sư nhằm đảm bảo hạn chế tối đa những ảnh hưởng với môi trường xung quanh công trình. Việc xây dựng đáp ứng 100% các quy định của tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành tại Việt Nam về an toàn khi sử dụng, bảo vệ môi trường…”

Các tấm kính VRE1-46 của Viracon đã được yêu cầu chế tạo theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt tuyệt đối (ASTM, ISO, ANSI), không gây bức xạ và có thể ngăn các tia UV.

Tại Việt Nam, DOJI Tower tọa lạc tại số 5 Lê Duẩn, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, TP Hà Nội là công trình duy nhất sử dụng loại kính này. Lớp low E VRE 1-46 được phủ trên bề mặt số 2#, tạo ra màu sắc đặc biệt cho công trình, cho phép cản 71% nhiệt và quang năng từ ánh nắng mặt trời, giúp giảm được ~ 70% tải cực đại cho hệ thống điều hoà trung tâm, mang lại hiệu quả ấn tượng về tiết kiệm năng lượng.

Không chỉ thân thiện với môi trường, loại kính tại công trình số 5 Lê Duẩn được lựa chọn thể hiện được ý tưởng kiến trúc có tạo hình khối kim cương khổng lồ đem đến hiệu ứng ánh sáng độc nhất vô nhị cả ban ngày và ban đêm; màu sắc thân thiện với môi trường, hòa quyện với bầu trời Hà Nội. DOJI Tower xứng đáng được tôn vinh là viên kim cương của kiến trúc đô thị hiện đại.

PV

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/vien-kim-cuong-cua-kien-truc-do-thi-hien-dai-d73147.html

Bạn đang đọc bài viết Viên kim cương của kiến trúc đô thị hiện đại tại chuyên mục Đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: bbt.dautuvietnam@gmail.com
Tin cùng chuyên mục Đô thị
Tin tức mới nhất