Dầu phanh có nhiệm vụ giúp phanh xe hoạt động tốt và ăn khớp hơn khi chuyển động. Khi dầu phanh lâu ngày không thay sẽ khiến bọt khí trong dầu phanh nén lại làm mất đi áp suất do lực đạp và trợ lực từ phanh khi sử dụng tạo ra gây nên tình trạng đạp phanh không ăn dù đã đã đạp hết mức.
Khi thực hiện phanh xe sinh ra lượng nhiệt lớn ở bộ phận này, nếu dầu phanh lâu ngày không thay mới sẽ khiến dầu nhanh sôi, tạo ra nhiều bọt khí gây hư hỏng nhanh chóng cho hệ thống phanh trên xe.
|
Các chi tiết bộ phận trên xe bạn sẽ bị ăn mòn và trở nên nhanh hỏng hơn nếu dầu phanh dùng lâu ngày mà không được thay mới |
Trên xe mới, hệ thống phanh có thể coi là kín tuyệt đối. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng khả năng bao kín tuyệt đối không duy trì lâu, nước có thể thẩm thấu qua các gioăng, ống cao su làm giảm nhiệt độ sôi của dầu. Khi rà phanh nhiều khiến dầu bị bốc hơi, tạo thành các bọt khí ngay trong đường ống.
Nhiều trường hợp pít tông, xy lanh phanh bị ăn rỗ, các gioăng cao su bị nở nguyên nhân bắt nguồn từ việc dầu phanh lẫn nước, chúng kết hợp tạo ra các chất ăn mòn mạnh phá hủy các chi tiết trong hệ thống, có thể tạo nhũ làm tắc các van dầu...
Vì vậy, nên thay dầu phanh định kỳ khoảng 40.000km, hoặc từ 2 - 3 năm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Trước khi thay dầu phanh phải kểm tra dòng điện trong dầu phanh bằng điện kế. Dòng điện không được quá 0,3 vol. Nếu quá 0,3 vol có nghĩa là dầu của bạn đang bị nhiễm ẩm quá nhiều.
Bước tiếp theo cần loại bỏ dầu phanh cũ bằng dụng cụ hút chân không sau đó không nên đổ thẳng ra ngoài môi trường. Sau đó đổ dầu mới đúng loại và đúng mức cho phép. Đóng chặt nắp càng nhanh càng tốt tránh cho dầu bị nhiễm ẩm.
|
Để dầu phanh lâu ngày không thay sẽ khiến dầu phanh nhanh sôi, gây hại cho xe |
Hút dầu trong ống phanh bằng cách vặn chốt dầu ở dưới bộ phanh, nhờ người khác đạp chân phanh. Sau đó đóng chốt, đạp phanh, rồi mở chốt dầu. Lăp lại quy trình này đến khi có dầu mới đi ra. Đóng chốt chặt rồi chuyền đến phanh của các bánh còn lại. Kiểm tra kỹ bằng cách cho xe đi chậm, nhấp phanh để kiểm tra áp lực của phanh. Sau đó nhìn lại xem có hiện tượng rò rỉ xung quanh ống dẫn dầu, chốt dầu ở dưới phanh...
Theo Pháp luật Việt Nam