Cao su chân máy là bộ phận được lắp đặt giữa động cơ và khung xe, có nhiều kích cỡ khác nhau, thường được làm bằng kim loại và cao su. Trong đó, kim loại được sử dụng để chống chịu lực tạo ra bởi động cơ nổ máy, còn lớp cao su được dùng để hấp thụ, làm giảm sự rung động của máy tác động lên khung xe.
Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, lớp cao su sẽ bị lão hóa hoặc vỏ kim loại bị hư hại sẽ khiến chân máy bị hư hỏng, dẫn đến việc máy tạo ra rung động lớn ảnh hưởng đến động cơ và vận hành.
|
Tránh coi nhẹ lỗi cao su chân máy ô tô hư hỏng. Ảnh minh họa |
Khi ô tô gặp lỗi này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận khác của xe. Nguy hiểm hơn là có thể gây mất lái, không an toàn, gây nguy hiểm tính mạng cho bản thân tài xế và người tham gia giao thông. Bởi theo nguyên lý hoạt động, chân máy ô tô có nhiều hình dạng và kích cỡ để phù hợp với nhiều nhu cầu. Tuy nhiên, tất cả đều có cùng mục đích là gắn kết động cơ và làm giảm độ rung của động cơ.
Ngoài ra, chất liệu làm nên chân máy thường là kim loại để chống chịu lực và momen xoắn tạo ra bởi động cơ. Trong khi đó, lớp cao su được sử dụng để hấp thụ và làm giảm sự rung động. Khi động cơ tạo ra độ rung đáng kể trong quá trình vận hành sẽ gây ảnh hưởng đến chân máy. Vì thế bộ phận này thường xuyên chịu tác động nhiều nhất từ lực trên đường nên dễ hư hỏng nhưng tài xế nên biết rằng một khi chân máy hư hỏng đều có những dấu hiệu cảnh báo trước.
Theo Chất lượng Việt Nam Online