Theo kế hoạch, nội dung kiểm tra gồm: Công tác triển khai, thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã ban hành.
Việc thực hiện trách nhiệm của UBND các cấp theo khoản 4 Điều 58 của Luật PCCC và Điều 56 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31-7-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
|
Việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo Khoản 2, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Công tác tổ chức thường trực sẵn sàng “4 tại chỗ” về PCCC và cứu hộ, cứu nạn; việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về PCCC và cứu hộ, cứu nạn.
Đối tượng kiểm tra bao gồm các sở, ban, ngành TP, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; các phòng, ban chuyên môn UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị, cơ sở trọng điểm, có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn...
UBND thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng thực trạng tình hình, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở trong công tác PCCC và cứu hộ, cứu nạn. Quá trình kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị được kiểm tra…
Thời gian kiểm tra từ ngày 1/7 đến 30/9/2020. UBND TP yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng thực trạng tình hình, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở trong công tác PCCC và cứu hộ, cứu nạn…
Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ