Hà Nội, Thứ Năm Ngày 25/04/2024

Điều gì khiến ông chủ thép Hòa Phát khó quay trở lại tỉ phú USD?

DTVN 15:36 08/11/2019

Gánh nặng nợ lớn, lãi giảm mạnh, tồn kho cao như núi đang gây sức ép lên mọi chỉ số tài chính của tập đoàn Hòa Phát.

Gánh nặng nợ lớn, lãi giảm mạnh, tồn kho cao như núi đang gây sức ép lên mọi chỉ số tài chính
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG), quý 3/2019, Hòa Phát đạt 15.350 tỷ đồng doanh thu và 1.794 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với quý 3/2018, doanh thu của Hòa Phát đã tăng 6,6%, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 25%.
Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đã hoàn thành 66% kế hoạch doanh thu, đồng thời 84% lợi nhuận sau thuế cả năm với 5.655 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân dẫn đến điều này do các chi phí tăng quá mạnh, như chi phí lãi vay tăng 87%, chi phí bán hàng tăng 20%, còn chi phí quản lý gấp ba lần.
Ngoài ra tổng giá trị hàng tồn của Hòa Phát đã tăng lên con số 19.000 tỉ đồng, nếu so với thời điểm cuối năm 2015, hàng tồn kho đã gấp 2,6 lần. Cùng với đó là nợ tăng tốc lên 38.000 tỉ đồng.
Một phần sự mất cân bằng tài chính do Hòa Phát đang tập trung nguồn lực đáng kể cho dự án Khu liên hợp gang thép tại Dung Quất mà dự kiến cuối quý I-2020, Hòa Phát sẽ có sản phẩm thép dẹt cán nóng cung cấp cho thị trường.
Giá cổ phiếu HPG liên tục lao dốc
Thị trường chứng khoán đang đánh giá không tốt về cổ phiếu của Hòa Phát. Giá cổ phiếu liên tục lao dốc, phiên giao dịch ngày 8/11 chỉ còn 22.580 đồng.
P/E của HPG cũng được dự báo điều chỉnh giảm do Bất động sản đã có dấu hiệu chậm lại trong 2019. Ngành thép sẽ chịu ảnh hưởng từ chu kỳ giảm của bất động sản (ii) rủi ro cạnh tranh cho HPG là lớn hơn trong giai đoạn này khi công suất sản xuất thép trong nước vượt nhiều so với cầu.
Với việc cổ phiếu xoay quanh mốc 20.000 đồng, khả năng quay trở lại bảng xếp hạng tỉ phú USD của Forbes trở nên xa vời với tỉ phú Việt Nam Trần Đình Long.
Vào ngày 6/3/2018, thời điểm Forbes đánh giá tài sản của ông Long đạt trị giá 1,3 tỉ USD thì cổ phiếu Hòa Phát lúc đó đạt 63.900 đồng. Nhưng bắt đầu sang quý 1/2019, ông Long chính thức rớt ra khỏi bảng xếp hạng tỉ phú USD do giá cổ phiếu rớt nửa giá trị. Và từ thời điểm 6/3/2018, Forbes đã không còn cập nhật giá trị tài sản của ông, mà chỉ ghi vắn tắt vài dòng "Đã rớt ra khỏi bảng xếp hạng 2019".

Hiện ông Trần Đình Long đang trực tiếp nắm giữ gần 318 triệu cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát, tương đương tỷ lệ sở hữu 25,15%. Bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Long nắm giữ hơn 92 triệu cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ sở hữu 7,29%.

Tổng cộng, vợ chồng ông Long nắm giữ 410 triệu cổ phiếu doanh nghiệp thép này, tương đương tỷ lệ sở hữu trên 32%.

Giữa cuối tháng 11, sau khi liên tục giảm gần 10 phiên liên tiếp, cổ phiếu HPG của Hòa Phát tăng trở lại lên 36.600 đồng, đưa giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của vợ chồng tỉ phú Trần Đình Long tăng mạnh 700 tỉ đồng, lên con số hơn 25.100 tỉ đồng. Riêng ông Trần Đình Long sở hữu 534,18 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 19.500 tỉ đồng.

Cuối tháng 10 vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát chia cổ tức tỉ lệ 40%, giúp ông Phạm Đình Long “vượt mặt” tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air, leo lên vị trí thứ 2 Top người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Ông Trần Đình Long sinh ngày 20/2/1961 tại Hải Dương. Từ năm 1992 đến năm 1996, ông là Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát. Từ năm 1996 đến năm 2007, ông Long là Chủ tịch các công ty thuộc nhóm Hòa Phát. Từ năm 2007 tới nay là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát.

Mộc Diệp (T.H)/ Sở hữu trí tuệ

Link gốc : https://sohuutritue.net.vn/dieu-gi-khien-ong-chu-thep-hoa-phat-kho-quay-tro-lai-ti-phu-usd-d63836.html

Bạn đang đọc bài viết Điều gì khiến ông chủ thép Hòa Phát khó quay trở lại tỉ phú USD? tại chuyên mục Doanh nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 - 0904 065 256 Hoặc email: [email protected]
Tin cùng chuyên mục Doanh nghiệp